xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Công đoàn sẽ kiện

Bài và ảnh: Văn Duẩn

Cán bộ Công đoàn ngoài giỏi chuyên môn, nghiệp vụ thì cần phải có bản lĩnh để bảo vệ hiệu quả quyền, lợi ích của người lao động

Sáng 1-4, Tổng LĐLĐ Việt Nam tổ chức hội thảo lấy ý kiến về dự thảo quy trình Công đoàn (CĐ) khởi kiện, tham gia tố tụng dân sự giải quyết tranh chấp lao động cá nhân và tranh chấp lao động tập thể.

Khởi kiện như thế nào?

Theo ông Lê Trọng Sang - Ủy viên Đoàn Chủ tịch, Trưởng Ban Quan hệ lao động Tổng LĐLĐ Việt Nam - CĐ khởi kiện, tham gia tố tụng lao động là thực hiện chức năng của CĐ đã được hiến định; nếu CĐ làm tốt, sẽ tạo sự yên tâm, tin tưởng hơn của người lao động (NLĐ) đối với tổ chức CĐ.

Ông Lê Trọng Sang, Trưởng Ban Quan hệ lao động Tổng LĐLĐ Việt Nam, phát biểu tại hội thảo
Ông Lê Trọng Sang, Trưởng Ban Quan hệ lao động Tổng LĐLĐ Việt Nam, phát biểu tại hội thảo

Về thẩm quyền khởi kiện của tổ chức CĐ, theo bà Trần Thị Thanh Hà, Phó trưởng Ban Quan hệ lao động, CĐ cơ sở và cấp trên trực tiếp được quyền khởi kiện các vụ án lao động trong trường hợp cần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tập thể NLĐ; có quyền khởi kiện vụ án lao động khi được NLĐ ủy quyền. CĐ cấp trên trực tiếp cơ sở cũng có quyền khởi kiện vụ án lao động để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của tập thể NLĐ, được NLĐ ủy quyền trong trường hợp CĐ cơ sở không khởi kiện.

Ngoài ra, CĐ cấp trên cơ sở cũng có quyền ủy quyền cho LĐLĐ tỉnh, TP trực thuộc trung ương, CĐ ngành trung ương, CĐ tổng công ty trực thuộc Tổng LĐLĐ Việt Nam khởi kiện vụ án tranh chấp quyền CĐ về kinh phí CĐ, BHXH.

Cần phối hợp với tòa án các cấp

Các tranh chấp lao động CĐ có quyền khởi kiện tại tòa án gồm tranh chấp lao động cá nhân, tranh chấp lao động tập thể về quyền, tranh chấp liên quan đến lao động. Trong đó có các nội dung tranh chấp về hợp đồng lao động, tiền lương, kỷ luật lao động, thời giờ làm việc, nghỉ ngơi; quyền CĐ, kinh phí CĐ; an toàn lao động, vệ sinh lao động…

Tại hội thảo, các đại biểu từ TAND Tối cao, BHXH Việt Nam, LĐLĐ các tỉnh và CĐ ngành đã đóng góp nhiều ý kiến xoay quanh quy trình khởi kiện của tổ chức CĐ; vấn đề ủy quyền khởi kiện; phạm vi CĐ khởi kiện; thời điểm CĐ khởi kiện; hòa giải, thỏa thuận giữa đương sự; vấn đề thi hành án. Trong đó có nhiều vấn đề phát sinh chưa được nêu ra trong dự thảo.

Đại diện Vụ Pháp chế, TAND Tối cao cho rằng Tổng LĐLĐ Việt Nam mới hướng dẫn quy trình khởi kiện từ đầu. “Còn trường hợp NLĐ đang khởi kiện rồi, gặp vướng mắc mà cần CĐ giúp đỡ thì xử lý thế nào cũng cần phải tính đến”. Bà Nguyễn Thị Thanh Hương, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế BHXH Việt Nam, dẫn kinh nghiệm từ việc khởi kiện hàng ngàn doanh nghiệp chây ì BHXH và cho rằng tổ chức CĐ phải ký quy chế phối hợp với TAND ở các địa phương thì việc khởi kiện mới dễ dàng.

Phải giỏi nghiệp vụ

Bà Hoàng Thu Hương, Giám đốc Trung tâm Tư vấn pháp luật LĐLĐ Nghệ An, bày tỏ băn khoăn: Hiện nay, cán bộ CĐ cấp cơ sở khá nhiều việc nên không biết có tham gia tố tụng được không? “Muốn tham gia tố tụng để bảo vệ quyền lợi NLĐ thì cần phải có kỹ năng của luật sư và am hiểu luật. Liệu chúng ta có nhân lực để làm hay không” - bà Hương đặt vấn đề.

Trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động về vấn đề này, ông Lê Trọng Sang cho rằng CĐ đang đứng trước nhiều thách thức khi Việt Nam gia nhập Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Việc bảo vệ quyền lợi hiệu quả cho NLĐ là một trong những nhiệm vụ hết sức quan trọng của tổ chức CĐ. Bàn về thẩm quyền và vai trò của CĐ trong khởi kiện, tham gia tố tụng dân sự, ông Sang cho biết hiện nay, pháp luật đã trang bị hành lang pháp lý khá đầy đủ để tổ chức CĐ thực thi chức năng, nhiệm vụ của mình. “Điều quan trọng nhất hiện nay là CĐ phải có được nguồn cán bộ có chất lượng, nắm rõ những quy định về pháp luật lao động, pháp luật tố tụng liên quan đến quyền và lợi ích của NLĐ để bảo vệ NLĐ một cách thiết thực nhất khi có tranh chấp xảy ra” - ông Sang nói.

Để làm được việc này, tới đây, Tổng LĐLĐ Việt Nam sẽ đào tạo cán bộ CĐ, trong đó có việc phối hợp với Học viện Tư pháp (Bộ Tư pháp) để đào tạo đội ngũ luật sư phục vụ nhiệm vụ này. Trước mắt những cán bộ CĐ có kỹ năng sẽ được đưa đi đào tạo để tham gia tố tụng bảo vệ quyền lợi NLĐ.

Trưởng Ban Quan hệ lao động Tổng LĐLĐ Việt Nam cũng thừa nhận cán bộ CĐ cơ sở hiện nay bị nhiều áp lực, vướng mắc về quản lý, kinh tế, việc làm. Cuộc sống của họ gắn liền với doanh nghiệp, vì vậy cán bộ CĐ ở cơ sở rất khó để phát huy hết vai trò của mình. “Để nâng cao hiệu quả của việc khởi kiện và tham gia tố tụng dân sự, cần gắn trách nhiệm và nâng cao hơn nữa vai trò của CĐ cấp trên trực tiếp cơ sở” - ông Sang bày tỏ.

Hướng dẫn phải đơn giản, rõ ràng

Luật sư Vũ Ngọc Hà, Trung tâm Tư vấn pháp luật LĐLĐ tỉnh Đồng Nai, góp ý về thủ tục ủy quyền khởi kiện: Trong hướng dẫn thì thấy đơn giản là NLĐ ủy quyền cho CĐ nhưng trong thực tế lại vướng rất nhiều. “Có tòa chấp nhận giấy ủy quyền, có tòa lại yêu cầu phải có hợp đồng ủy quyền công chứng mới chấp nhận. Vì vậy Tổng LĐLĐ Việt Nam phải có sự phối hợp với TAND Tối cao để tháo gỡ việc này” - ông Hà đề nghị. Còn ông Nguyễn Huy Khoa, giảng viên Khoa Luật Trường ĐH CĐ, đề nghị hướng dẫn của Tổng LĐLĐ Việt Nam cần đơn giản, rõ ràng để cán bộ CĐ áp dụng thuận tiện nhất.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo