xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Công nhân tăng ca để có thêm…bữa ăn

Theo Tất Thảo (Báo Lao Động)

Làm thêm giờ để lại nhiều hệ lụy cho sức khỏe, đời sống gia đình của công nhân, tăng nguy cơ bị tai nạn lao động, nhưng hiện nay, nhiều công nhân vẫn muốn tăng ca bởi thu nhập hiện không đủ sống

Theo Viện Công nhân - Công đoàn, người lao động (NLĐ) phải tăng ca để có thêm tiền, thêm được một bữa ăn ca, thậm chí là để tránh cái nắng nóng trong những căn phòng trọ chật chội…

Kiệt sức vì làm thêm

Chủ trì hội thảo điều kiện lao động, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi và năng suất lao động, an toàn, sức khỏe NLĐ do Tổng LĐLĐ Việt Nam phối hợp với Chương trình Better Work Việt Nam tổ chức sáng 23-5, ông Mai Đức Chính - Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐVN - cho biết, nhiều kết quả nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng tình trạng làm việc theo tính chất dây chuyền hiện nay với điều kiện lao động không đảm bảo, tăng thời gian làm thêm giờ khiến nhiều NLĐ làm việc căng thẳng, dẫn đến mệt mỏi, suy giảm sức khỏe, từ đó làm giảm hiệu suất và sự chú ý, làm giảm năng suất lao động, chất lượng công việc, giảm sút, tăng nguy cơ mắc một số bệnh như tim mạch, đau mỏi cơ xương khớp, đau đầu…

Công nhân tăng ca để có thêm…bữa ăn - Ảnh 1.

Thu nhập thấp, lương không đảm bảo cuộc sống là lý do khiến nhiều công nhân phải tăng ca. Ảnh: T.C.A

Khảo sát của Trung tâm Phát triển và Hội nhập (CDI) cho thấy, 79% số NLĐ được khảo sát cho rằng làm thêm giờ ảnh hưởng đến sức khỏe. Phổ biến nhất là tình trạng mệt mỏi, mất sức, có nhiều trường hợp ngất xỉu trong giờ làm thêm, sụt cân. "Một nam (CN) chia sẻ rằng, có thời gian phải làm tăng ca đến 22h. Do về trễ, tắm rửa xong đã là 1-2h đêm. Nhiều lúc không ăn, không uống được, kéo dài khoảng 10 ngày thì thấy đuối. Có người chịu nổi thì nằm ở nhà, không chịu nổi phải đi truyền nước. Khi xuất viện về thì lại tiếp tục tăng ca, vì đã nghỉ một tuần rồi, không tăng ca thì lấy gì mà ăn?" - bà Kim Thị Thu Hà - Trưởng phòng Quyền lao động (CDI) - cho biết.

"Thực tế hiện nay, nhiều doanh nghiệp (DN) chạy theo lợi nhuận, tăng thời gian làm thêm vượt quá số giờ theo quy định là khá phổ biến (trên 200 giờ/năm) cùng với điều kiện lao động không đảm bảo; tư thế làm việc không thoải mái, gò bó, dẫn đến NLĐ giảm sút sức khỏe. Khi đó NLĐ sẽ làm việc với tâm trạng không thoải mái, bị áp lực thì năng suất lao động không cao mà nguy hiểm hơn là khi họ mất tập trung thì có khả năng sẽ xảy ra tai nạn lao động" - ông Mai Đức Chính - nhận định.

Ép phải… tự nguyện làm thêm

Bà Kim Thị Thu Hà cho rằng nhiều CN có giấy "tự nguyện" làm thêm, nhưng thực ra họ không có sự lựa chọn mà bị ép buộc. "Nhiều trường hợp chủ sử dụng bảo ký giấy tự nguyện làm thêm là NLĐ phải ký, bởi nếu không, họ sợ sẽ bị cắt giảm phụ cấp; bị quản lý gây áp lực. 15,2% số NLĐ được hỏi trong khảo sát của Trung tâm cho biết đã từng bị cấp trên gây khó dễ vì từ chối làm thêm giờ; 25% lo sợ bị mất việc hoặc chuyển sang bộ phận khác" - bà Hà cho biết.

Cũng theo khảo sát của Trung tâm CDI, tác động tiêu cực của tăng giờ làm thêm lớn nhất là thiếu thời gian chăm sóc, dạy dỗ con cái (46%), ảnh hưởng đến mối quan hệ vợ chồng (15%), không có thời gian giải trí (22%), không có thời gian giao lưu (10%), không chăm sóc được người trong gia đình (5%), không có thời gian đọc tin tức (2%). Bà Hà cho rằng, quy định giới hạn số giờ làm thêm là rất cần thiết nhằm đảm bảo sức khỏe và cuộc sống của NLĐ.

Còn theo khảo sát năm 2017 của Viện Công nhân - Công đoàn (Tổng LĐLĐVN) về tiền lương, thời giờ làm việc, điều kiện lao động và ATVSLĐ trong các DN, hầu hết NLĐ qua khảo sát đều không muốn làm thêm giờ; 35% số lao động được khảo sát muốn làm thêm giờ, nguyên nhân chỉ bởi họ muốn có thêm một bữa ăn ca. "Lương của họ quá thấp, không đủ tiền nuôi con, thuê nhà, lo cho cuộc sống… nên họ muốn làm thêm giờ chỉ để đủ ăn, chứ không phải là để làm giàu" - TS Vũ Minh Tiến - Phó Viện trưởng Viện Công nhân - Công đoàn - cho biết.

Ông Nguyễn Ngọc Việt - Phó Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Bắc Giang - chia sẻ: Do NLĐ có đồng lương thấp, nên nguyên nhân chính họ "muốn" làm thêm là để tăng thêm thu nhập, lo cho cuộc sống. "Nhiều CN tâm sự với tôi rằng, nếu lương của họ được 6-6,5 triệu đồng/tháng, thì họ sẽ không tăng ca, mà dành thời gian để chăm sóc gia đình, giải trí… Còn hiện tại, lương của họ chỉ được 4 triệu, không tăng ca thì không đủ sống" - ông Việt cho biết.

Ông Mai Đức Chính cũng nhận định thêm, hiện nay, NLĐ chưa đủ sống nên họ phải tăng ca. Bên cạnh đó, khi đi làm thêm, họ còn được thêm bữa ăn ca; ở trong nhà máy để tránh về nhà trọ nóng bức, chật chội, đỡ tốn tiền điện… "Tuy nhiên, hệ lụy của tăng ca quá mức rất lớn. Nếu thường xuyên tăng ca, chỉ một vài năm là sức khỏe NLĐ đã xuống cấp, mắt mờ, chân chậm, DN sẽ tìm cách chấm dứt HĐLĐ. Lúc này, NLĐ rất khó tìm một công việc khác" - ông Mai Đức Chính nói.


Đề nghị Chính phủ, Quốc hội khi xem xét đề xuất của Ban soạn thảo sửa đổi Bộ luật Lao động, trong đó có tăng thời giờ làm thêm, tăng tuổi nghỉ hưu cần phải xem xét trên cơ sở hết sức khoa học, thực tiễn, chứ không chỉ vì yêu cầu, đòi hỏi của doanh nghiệp. Ngoài ra, cần phải lắng nghe tiếng nói của người công nhân, vì họ là đối tượng chịu sự điều chỉnh của pháp luật; nếu không thận trọng thì tác động của việc tăng giờ làm thêm, tăng tuổi nghỉ hưu là rất lớn" - ông Mai Đức Chính - Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam - nói.

"


Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo