xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Cử nhân chạy Grab, Uber có đáng lo?

LÊ PHƯƠNG (báo Lao Động)

Phân tích rõ tình trạng thất nghiệp tự nguyện và buộc phải thất nghiệp; đánh giá xu hướng của tình trạng thất nghiệp tự nguyện và quan điểm sòng phẳng giữa trình độ và vị trí việc làm tương xứng, ông Đào Quang Vinh - Viện trưởng Viện Khoa học Lao động và Xã hội (Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội) - trao đổi với phóng viên về các vấn đề liên quan đến thất nghiệp tự nguyện hiện nay.


Cử nhân chạy Grab, Uber có đáng lo? - Ảnh 1.

Ông Đào Quang Vinh - Viện trưởng Viện Khoa học Lao động và Xã hội

Tình trạng một người lao động (NLĐ) đang làm chuyên môn thuộc lĩnh vực A lại bị doanh nghiệp (DN) điều sang lĩnh vực B, họ thấy không đáp ứng được yêu cầu và xin nghỉ việc thì có phải là thất nghiệp tự nguyện (TNTN) không, thưa ông?

- Ông Đào Quang Vinh: Hiện nhiều người nhầm lẫn cho rằng đây cũng là tình trạng TNTN nhưng đây không phải là TNTN. Rõ ràng tôi đang có việc làm, anh đặt tôi vào một chỗ khác không phù hợp chuyên môn, trình độ của tôi. Đây là bị thất nghiệp, thất nghiệp ép buộc khi DN đẩy lao động vào chỗ không thể chịu được và phải "bật" ra.

Theo ông, nếu nói TNTN dường như chỉ diễn ra với nhóm lao động có trình độ thì có đúng không?

- Nhóm nào cũng có thể TNTN nhưng nhóm trình độ cao thì xảy ra nhiều hơn. Do có trình độ nên lao động nghĩ mình có nhiều cơ hội khác.

Ông đánh giá tình trạng TNTN hiện nay ở mức độ nào, có đáng lo ngại không?

- Tỉ lệ TNTN ở Việt Nam có nhưng không nhiều, không phải đa số, thậm chí chiếm phần nhỏ. Tình trạng thất nghiệp nói chung ở ta hiện nay cũng không phải trầm trọng. So với các nước ASEAN, tình hình thất nghiệp chung và thất nghiệp trong thanh niên của Việt Nam thuộc nhóm thấp: Đứng thứ 4 sau Thái Lan, Lào, Campuchia; thậm chí tình hình của ta tốt hơn cả Indonesia, Phlippines, Malaysia. Trong khi nhiều nước Châu Âu có tỉ lệ thất nghiệp lên tới 20%.

Cử nhân chạy Grab, Uber có đáng lo? - Ảnh 2.

Vậy việc nhóm TNTN chiếm tỉ trọng ít trong những người thất nghiệp thì có đáng lo ngại hay không, thưa ông?

- Tỉ lệ TNTN nói lên rằng thị trường vẫn còn cơ hội để người lao động tìm công việc khác. Tỉ lệ TNTN cao thậm chí còn cho thấy kỳ vọng của người đi xin việc: Thị trường vẫn còn cơ hội tốt hơn. Nếu tỉ lệ TNTN thấp, nghĩa là kỳ vọng của họ vào thị trường việc làm thấp. Con số này ở ta đang ở mức bình thường, nhưng cụ thể thì cần khảo sát kỹ mới đưa ra được.

Trong tình thế Việt Nam gia nhập sâu rộng với khu vực và thế giới, cơ hội mất việc vì cạnh tranh gay gắt và cơ hội mở rộng với nhu cầu tuyển dụng đa dạng từ nhiều nước có thể khiến tình trạng TNTN đối diện xu hướng tăng thời gian tới hay không?

- Tôi cho rằng thời gian tới, khi cơ hội việc làm mở ra nhiều hơn, NLĐ có thể chọn TNTN nhiều hơn.

Vậy việc tạo ra nhiều việc làm có tỉ lệ thuận với tình trạng TNTN không, thưa ông?

- TNTN có tăng lên hay không sẽ phụ thuộc vào mấy yếu tố: Cơ hội việc làm, kết nối cung - cầu. Việc thông tin thị trường lao động đến NLĐ rất quan trọng, ví dụ có 5 cơ hội việc làm, anh thông tin đầy đủ cho người lao động thì họ sẽ đến chỗ tốt ứng tuyển, có thông tin cũng giảm bớt thời gian tìm hiểu cho NLĐ. Từ thông tin chung, lao động phán đoán còn cơ hội khác nên sẽ có khả năng cao bỏ qua những việc làm không ưng ý để tìm cơ hội khác.

Ông nghĩ gì khi nhiều cử nhân không tha thiết tìm việc làm, chấp nhận công việc khác như Grab, Uber?

- Tôi nghĩ chúng ta không nên coi những người tốt nghiệp đại học đều có trình độ đại học, tôi cũng không tin những người tốt nghiệp đại học đều có trình độ đại học. Số có bằng đại học xong đi lái taxi, xe ôm hoặc giấu bằng để làm công nhân trong các DN dần thành chuyện đương nhiên. Chuyện làm đúng ngành, đúng nghề cũng cần phải bàn, không phải anh cứ học ngành kinh tế lao động là anh làm đúng ngành đó. Ở cấp trình độ đại học, người ta tạo cho anh một tư duy, phông kiến thức ở trình độ đó, sau đó phải học thêm, học chuyên sâu hơn để làm công việc cụ thể. Nhiều trường đại học phương Tây họ phải đi vào chuyên môn rất sâu và rất hẹp để đào tạo thêm. Triết lý học suốt đời là anh có mặt bằng tri thức và quá trình làm việc anh phải học tiếp.

Nếu TNTN ngày càng nhiều thì có tạo áp lực cho bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) không?

- BHXH đã thu tiền của lao động khi họ đang làm việc thì phải hỗ trợ khi người ta mất việc, đấy là điều đương nhiên. Khi tôi có việc tôi đã đóng góp, thì khi tôi mất việc anh phải chi trả cho tôi. Tư duy "gánh nặng" là không sòng phẳng, đã là kinh tế thị trường thì chuyện mất việc đương nhiên, nên phải sinh ra BHTN. Nếu nói NLĐ không mặn mà với BHXH thì anh phải xem lại dịch vụ của anh, có đủ để tin tưởng để lao động nộp cho anh hay không?

Với nhóm cử nhân đi làm Grab, Uber... tuyệt đối không có ý định tìm việc làm, dù nhận thức công việc hiện tại khá bấp bênh, việc này có đáng lo không?

- Rất đáng lo. Lo lớn nhất là cả xã hội đang đua nhau vào đại học, nhiều trường, đầu vào dễ, cộng tâm lý phải vào đại học… Tư duy cũ về bằng cấp khiến các gia đình đổ tiền cho con học, thậm chí bán nhà cho con học… để cung cấp cho thị trường lực lượng lao động không đúng nhu cầu, trong khi đó chúng ta đang cần những người học nghề, học thực sự có kỹ năng làm việc…

Ngoài ra, việc anh chấp nhận làm Grab, Uber có thể đúng với năng lực của anh, kể cả khi anh đã tốt nghiệp đại học, vậy đáng lẽ anh không nên học đại học mà làm việc này ngay khi học xong lớp 12. Cái này cũng liên quan đến hướng nghiệp, phân luồng để tránh gây ra sự lãng phí lớn. Chúng ta cũng không phán xét cử nhân làm Grab, Uber là đúng hay sai, thậm chí tôi nghĩ là đúng vì anh đã xin việc không ai nhận, anh không làm được việc khác. Cái gì thị trường chấp nhận thì nó là đúng. Đừng nói học đại học xong làm Grab, Uber là không đúng - nói không đúng là nói sai.


Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo