xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Dám nghĩ, dám làm

Bài và ảnh: NHẬT THANH

Kiên trì đeo đuổi đam mê và sống hết mình với đồng nghiệp, họ đã khẳng định chỗ đứng vững chắc tại doanh nghiệp

Tốt nghiệp Khoa Cơ khí Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP HCM năm 1999, anh Nguyễn Tấn Thành, Phó Phòng Kỹ thuật - Công nghệ Công ty Cổ phần Bông Bạch Tuyết, quyết định chọn nghề dạy học. Thế nhưng, chỉ được 1 năm thì anh nghỉ ngang vì nhận thấy bản thân không có khiếu. Đây cũng là bước ngoặt dẫn anh Thành đến với Công ty Cổ phần Bông Bạch Tuyết và thành danh.

img
Anh Nguyễn Tấn Thành kiểm tra máy sản xuất bông do mình cải tiến

Chuyên gia “đánh thức” máy móc

Nhắc đến anh Thành, nhiều thợ trẻ ở công ty đều nể trọng. “Anh ấy có thể dành hàng giờ đứng xem chúng tôi vận hành máy và chỉ ra những khuyết tật của thiết bị, từ đó đưa ra giải pháp khắc phục hiệu quả nhất. Phải là người có tính kiên nhẫn và yêu nghề nghiệp mãnh liệt mới làm được điều đó” - anh Trần Hoàng Nhân, một đồng nghiệp ở công ty, nhận xét.

Dẫn tôi đến chỗ chiếc máy sản xuất gạc bông đang chạy êm ru, anh Thành giới thiệu đầy tự hào: “Đây là đứa con tinh thần mà tôi tâm đắc nhất”. Câu chuyện về chiếc máy “chết đi sống lại” này khá thú vị. Nó vốn là chiếc máy sản xuất băng vệ sinh mua từ Đài Loan. Sau nhiều năm khai thác, máy bắt đầu xuống cấp và bị “trùm mền”.

Năm 2012, khi có đơn hàng sản xuất gạc bông, ban giám đốc công ty dự định mua máy mới nhưng giá thiết bị không hề rẻ, hơn 150 triệu đồng. Ý tưởng cải tạo chiếc máy trên thành máy sản xuất gạc nảy sinh trong đầu kỹ sư Thành. Bỏ công “mổ xẻ”, tìm hiểu nguyên lý hoạt động của chiếc máy cũ và chế tạo, lắp đặt thêm một số chi tiết mới, anh Thành đã “đánh thức” chiếc máy tưởng chừng đã bỏ đi.

Thế là chiếc máy sản xuất gạc bông mới ra đời trong sự ngỡ ngàng của lãnh đạo công ty và đồng nghiệp. Máy không chỉ hoạt động tốt mà còn cho ra sản phẩm có chất lượng ổn định. Sáng kiến này đã làm lợi cho công ty khoảng 200 triệu đồng/năm. Sau thành công này, đồng nghiệp gọi Thành là chuyên gia “đánh thức” máy móc.

Với vai trò đầu tàu, 5 năm qua, anh Thành còn thực hiện nhiều công trình, sáng kiến cải tiến có giá trị: Cải tiến trục cấp bông trên máy sản xuất bông viên LINK-PN4, cải tiến hệ thống lọc bụi và thu hồi bông Bonino..., tiết kiệm và làm lợi cho công ty hơn 1 tỉ đồng/năm. Với ý thức xây dựng một đội ngũ kế cận, người kỹ sư trẻ này còn dành hết tâm huyết cho công tác đào tạo thợ trẻ. Dưới sự dìu dắt của anh Thành, nhiều công nhân đã trưởng thành và thăng tiến.

“Tận tâm với nghề, với doanh nghiệp và thợ trẻ, Thành xứng đáng được tôn vinh” - ông Ngô Xuân Hương, phó tổng giám đốc công ty, nhìn nhận.

img
Anh Trương Anh Văn (trái) hướng dẫn công nhân sử dụng máy đóng gói sản phẩm Deck

Khó khăn không sờn lòng

Dám nghĩ, dám làm và không chùn bước trước khó khăn, những tố chất ấy đã giúp anh Trương Anh Văn, tổ trưởng tổ điện Công ty TNHH MTV Cao su Thống Nhất, trở thành “cây sáng kiến” nổi bật tại đơn vị.

Công trình chế tạo máy đóng gói sản phẩm Deck thực hiện năm 2012 đã khẳng định năng lực sáng tạo của người thợ điện đầy nhiệt huyết này. Lúc ấy, khi được lãnh đạo doanh nghiệp giao trọng trách chế tạo chiếc máy, anh Văn không khỏi lo lắng. “Chuyên môn của tôi là điện, trong khi công việc chế tạo máy đòi hỏi người thợ phải vững kiến thức nền về cơ khí. Lúc ấy, tôi tự dặn lòng cứ mạnh dạn thử sức mình, biết đâu thành công sẽ đến” - anh Văn kể.

Những khiếm khuyết về kiến thức được anh Văn bù đắp nhờ chịu khó sưu tầm, nghiên cứu tư liệu và tham khảo ý kiến từ đồng nghiệp có kinh nghiệm trong lĩnh vực chế tạo máy. Nỗ lực tự thân ấy cùng sự hỗ trợ tích cực của nhiều đồng nghiệp đi trước đã giúp anh Văn cán đích. Gần 4 tháng mất ăn, mất ngủ với việc thiết kế, chế tạo, cuối cùng, anh đã cho ra đời chiếc máy đóng gói sản phẩm Deck “Made in Cao su Thống Nhất”. Việc đưa máy vào sử dụng đã làm lợi cho công ty trên 100 triệu đồng/năm. Niềm vui càng nhân đôi khi mới đây, một đối tác nước ngoài sau khi chứng kiến hiệu quả vận hành máy đã quyết định đặt mua. “Không thể diễn tả hết hạnh phúc lúc đó, khi sản phẩm do mình chế tạo được công nhận. Đó là kỷ niệm khó quên” - anh Văn bày tỏ.

Bốn năm nay, anh Văn còn tham gia thực hiện nhiều công trình có giá trị khác, như: cải tiến hệ thống gia nhiệt nóng - lạnh cho máy cán, cải thiện hệ thống lưới điện công ty. Tổng giá trị tiết kiệm, làm lợi của các công trình này là gần 1,2 tỉ đồng/năm. Ông Trần Thanh Lãm, phó tổng giám đốc công ty, đánh giá: “Sống có mục tiêu và chấp nhận đương đầu thử thách để đi đến cùng, anh Văn chính là tấm gương cho thợ trẻ”.

Sống chết với nghề

Với anh Nguyễn Tấn Thành và anh Trương Anh Văn, mỗi sáng kiến tự thân nó đã nêu lên được giá trị khi đảm bảo 2 tiêu chí: Thỏa niềm đam mê sáng tạo của người thợ và vì sự phát triển của doanh nghiệp. Thành công không tự nhiên đến mà chính là kết quả của sự phấn đấu bền bỉ, sống chết với nghề.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo