xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Đối thoại để hiểu nhau

Bài và ảnh: MAI CHI

Khi doanh nghiệp thường xuyên đối thoại và thực tâm chăm lo cho người lao động sẽ hạn chế xảy ra tranh chấp

Tại buổi mạn đàm về biện pháp phòng ngừa và quy trình giải quyết tranh chấp lao động tập thể do LĐLĐ huyện Củ Chi, TP HCM tổ chức mới đây, bà Nguyễn Thị Ánh Thu, Chủ tịch LĐLĐ huyện Củ Chi, đúc kết: “Bên cạnh việc nắm chắc tình hình doanh nghiệp (DN), kịp thời xử lý tranh chấp khi mới phát sinh thì việc tổ chức đối thoại tại DN và thường xuyên kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện pháp luật lao động sẽ góp phần hạn chế tranh chấp”.

Hạn chế tranh chấp

Bà Nguyễn Thị Ánh Thu phân tích: Đối thoại tại nơi làm việc được xem là biện pháp chính nhằm ổn định quan hệ lao động. Từ đối thoại, người lao động (NLĐ) hiểu thêm về tình hình DN; những thuận lợi, khó khăn mà DN đang gặp phải. Cũng qua đó, DN sẽ hiểu được tâm tư, nguyện vọng của NLĐ để giải tỏa kịp thời.

Có năm, Công ty Carimax Sài Gòn xảy ra 2 cuộc ngừng việc tập thể chỉ vì lãnh đạo doanh nghiệp xem thường việc đối thoại  với công nhân
Có năm, Công ty Carimax Sài Gòn xảy ra 2 cuộc ngừng việc tập thể chỉ vì lãnh đạo doanh nghiệp xem thường việc đối thoại với công nhân

Thế nhưng, trong thực tế nhiều DN chưa hiểu hết tầm quan trọng của đối thoại hoặc nhầm lẫn trách nhiệm tổ chức đối thoại của mình với Công đoàn (CĐ). Tại huyện Củ Chi có khoảng 2.000 DN, trong đó hơn 500 DN có CĐ cơ sở nhưng số DN tổ chức đối thoại định kỳ “chỉ đếm trên đầu ngón tay”. Hậu quả là tranh chấp lao động thường xuyên xảy ra. Điển hình như tại Công ty Carimax Sài Gòn. Trước đây do chủ DN không tạo điều kiện cho CĐ hoạt động, không lắng nghe ý kiến của CĐ, không chịu tổ chức đối thoại định kỳ với NLĐ nên liên tục xảy ra tranh chấp; có năm xảy ra 2 lần, có đợt kéo dài đến 10 ngày mới chấm dứt. “Đến nay, chủ DN dần hiểu ra vấn đề nên đang cố gắng cải thiện tình hình” - bà Võ Thị Kiều Tiên, Phó Chủ tịch CĐ Công ty Carimax Sài Gòn, cho biết.

Dù từ năm 2009 đến nay không xảy ra ngừng việc tập thể và được đánh giá là một trong những DN thực hiện tốt việc đối thoại định kỳ song ông Nguyễn Thanh An, Chủ tịch CĐ Công ty Việt Nam Samho, cho biết vẫn đang tham vấn để công ty tổ chức đối thoại thường xuyên hơn chứ không phải 3 tháng/lần. Ngoài đối thoại hằng quý, thông qua thùng thư góp ý và những thông tin nắm bắt được từ các tổ trưởng CĐ, ban giám đốc và CĐ công ty đã giải quyết kịp thời hầu hết các vướng mắc của NLĐ. Song vì số lượng lao động quá đông (gần 11.000 người) và có những bức xúc NLĐ ngại, không phản ánh nên các cuộc tranh chấp lao động nhỏ vẫn xảy ra.

Việc lớn hóa nhỏ

Tại buổi mạn đàm, ông Trần Văn Hên, Chủ tịch CĐ Công ty Quảng Việt, cho biết trước đây công ty hay xảy ra tranh chấp, ngừng việc nhưng 10 năm trở lại đây thì không còn nữa. “Chúng tôi rút ra bài học kinh nghiệm là nếu bức xúc nhỏ của công nhân (CN) mà không giải quyết nhanh chóng, triệt để, nó sẽ lây lan và trở thành mâu thuẫn lớn, khó giải quyết hơn và gây bất ổn. Do đó, nhiều năm trở lại đây, công ty luôn đặt việc đối thoại lên hàng đầu nhằm bình ổn quan hệ lao động” - ông Hên chia sẻ.

Cũng đề cao vai trò của đối thoại định kỳ, bà Phan Thị Mỹ Ngọc, quản lý DNTN Tân Hùng Ngọc, cho biết việc đối thoại được tổ chức hằng tháng. Bà Ngọc kể: Trước ngày nhận lương, lãnh đạo công ty đều gặp gỡ CN để thông báo tình hình sản xuất, kinh doanh và trả lời thắc mắc của họ. Về phía CĐ, thông qua thùng thư góp ý hằng ngày, CĐ sẽ nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của NLĐ, kịp thời đề xuất hướng giải quyết với chủ DN. Bên cạnh đối thoại, việc chăm lo cho NLĐ cũng được chủ DN chú trọng. Ngoài việc phục vụ 3 bữa ăn sáng, trưa, chiều miễn phí cho CN, mỗi khẩu phần được định lượng theo calo (không phụ thuộc vào giá cả) nhằm bảo đảm sức khỏe tốt nhất cho NLĐ, công ty còn tổ chức giặt quần áo và bố trí nhà ở miễn phí cho CN. “Ở đây NLĐ và DN xem nhau như người nhà. Từ khi thành lập (năm 2006) đến nay, DN chưa hề xảy ra tranh chấp” - bà Ngọc cho biết.

Tăng cường kiểm tra, giám sát

Bà Nguyễn Thị Ánh Thu cho biết từ năm 2008, LĐLĐ huyện đã tham mưu cho UBND huyện ban hành quy chế phối hợp giải quyết các cuộc tranh chấp lao động tập thể, có phân chia trách nhiệm cho từng thành viên. Thế nhưng, từ đó đến nay chưa hề có buổi họp nào được tổ chức để tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm. “Nguyên nhân chính dẫn đến tranh chấp là do chủ DN vi phạm pháp luật lao động. Do vậy, đề nghị các cơ quan chức năng tăng cường kiểm tra, giám sát và hậu kiểm tại các DN có dấu hiệu vi phạm pháp luật” - bà Thu kiến nghị.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo