xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Đưa người thất nghiệp trở lại thị trường lao động

CHÂU GIANG (Báo Dân Sinh)

Theo nhiều chuyên gia, bảo hiểm thất nghiệp là một chính sách rất ưu việt, góp phần giải quyết khó khăn cho người lao động khi mất việc làm. Tuy nhiên, mục tiêu lớn nhất mà bảo hiểm thất nghiệp hướng đến là sớm đưa người lao động bị thất nghiệp quay trở lại thị trường lao động.

Cục Việc làm (Bộ LĐ-TB-XH) cho biết, sau hơn 8 năm thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp (BHTN), số người tham gia và số người được thụ hưởng ngày càng tăng. Tính đến hết tháng 9-2017, cả nước có hơn 11,2 triệu người tham gia, bằng 85,6% so với số người tham gia BHXH, trong đó có 3.472.378 người được hưởng trợ cấp thất nghiệp (TCTN), 114.956 người được hỗ trợ học nghề và khoảng 3.700.000 người được tư vấn, giới thiệu việc làm

Mức hỗ trợ học nghề còn thấp

Tuy nhiên, theo Cục Việc làm, bên cạnh những mặt ưu việt, chính sách BHTN vẫn còn tồn tại một số hạn chế như: đối tượng tham gia BHTN chưa bao phủ hết tất cả đối tượng có quan hệ lao động; các quy định về điều kiện hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động (NLĐ) khá chặt chẽ, do đó tương đối khó để người sử dụng lao động tiếp cận được với chế độ này. Đặc biệt, mức hỗ trợ học nghề còn thấp khiến khó thu hút đối tượng tham gia.

Đưa người thất nghiệp trở lại với thị trường lao động - Ảnh 1.

Về mức hỗ trợ học nghề, ông Trần Quốc Tuấn - Phó Giám đốc Trung tâm dịch vụ việc làm tỉnh Nghệ An cho biết, trên thực tế, đặc điểm của NLĐ đến làm thủ tục hưởng TCTN ở tỉnh Nghệ An chủ yếu là đã làm ở các tỉnh, thành phố phía Nam với nhóm nghề chính là điện tử, may mặc, khi trở về quê hương, những nghề này khó xin việc, bởi nhu cầu ít. NLĐ rất cần được học nghề để tìm công việc mới. Tuy nhiên, hiện nay,  một số nghề có chi phí đào tạo cao như lái xe, cơ khí, kế toán… thì mức hỗ trợ này còn khá thấp. Hơn nữa, với các lớp đào tạo nghề trình độ sơ cấp, thì người chưa đủ khả năng để nâng cao kỹ năng làm việc; nếu muốn nâng cao kỹ năng làm việc, NLĐ phải bỏ thêm chi phí để học tham gia các khóa trung cấp hoặc cao đẳng nghề, trong khi đại đa số lao động đến đăng ký thất nghiệp tại trung tâm là lao động phổ thông (chiếm hơn 90%), đời sống vốn khó khăn, khi bị mất việc, tiền trợ cấp  mới chỉ bù được một phần khó khăn của cuộc sống, nên không có điều kiện để tái đầu tư cho kỹ năng làm việc.

Hỗ trợ lao động thất nghiệp học nghề là một chính sách cần thiết để đối tượng này sớm quay trở lại thị trường lao động. Tuy nhiên, để chính sách thiết thực, hiệu quả hơn, cần nâng mức hỗ trợ học nghề ở một số ngành nghề sơ cấp có chi phí đào tạo cao để giảm bớt gánh nặng cho NLĐ. Mặt khác, các ngành chức năng cũng cần có những dự báo nhu cầu thị trường lao động chính xác, tốt nhất để định hướng, tư vấn nghề phù hợp cho họ dễ tìm việc làm sau khi được đào tạo"- ông Tuấn nói.

Cân đối mức đóng - hưởng

Theo ông Bùi Sỹ Lợi-Phó Chủ nhiệm UB các vấn đề xã hội của Quốc hội,  chính sách BHTN ngày càng phát huy được vai trò quan trọng trong hệ thống an sinh xã hội, là một công cụ quản lý thị trường lao động hữu hiệu, gắn bó chặt chẽ với các chính sách việc làm, thị trường lao động chủ động, chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm, chính sách tín dụng vay vốn tạo việc làm, dịch vụ việc làm, thông tin thị trường lao động... với mục tiêu hỗ trợ NLĐ bảo vệ vị trí việc làm, duy trì việc làm, phòng tránh thất nghiệp.

Bên cạnh đó, nếu gặp rủi ro về việc làm, chính sách BHTN có các biện pháp nhằm thay thế, bù đắp một phần thu nhập của NLĐ khi thất nghiệp, quan trọng hơn nữa là có các biện pháp để hỗ trợ NLĐ tham gia học nghề để nâng cao trình độ kỹ năng nghề hoặc chuyển đổi nghề nghiệp; tư vấn, giới thiệu việc làm để  người thất nghiệp nhanh chóng tìm được việc làm mới, đồng thời, người thất nghiệp còn được hưởng chế độ BHYT, góp phần thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo đảm ổn định chính trị - xã hội.

Rõ ràng, đây là chính sách rất ưu việt và trong những năm vừa qua, chính sách BHTN đã bao phủ được hầu hết NLĐ không may mất việc làm. Tuy nhiên, theo ông Bùi Sỹ Lợi,  quá trình thực hiện thực hiện chính sách BHTN thời gian vừa qua cũng cho thấy, tiền hỗ trợ học nghề hiện chưa đủ để NLĐ học hoàn thiện một nghề để chuyển sang việc làm mới. Do vậy, cần  phải nghiên cứu, xem xét, đánh giá tổng thể lại chính sách BHTN để nâng mức trợ cấp BHTN cho NLĐ  tăng chi phí học nghề cho NLĐ (không chỉ tăng về số tiền mà tăng cả thời gian, thời lượng đào tạo để NLĐ có đủ thời gian và chi phí học một nghề mới đáp ứng được yêu cầu của thị trường lao động).

"Quan trọng là phải giải quyết đúng chính sách, đúng chế độ và phải cân đối làm sao để NLĐ đóng bao nhiêu thì mức hưởng phải tương ứng. Quỹ BHTN là quỹ ngắn hạn không nên để kết dư quá nhiều. Nếu có kết dư thì chỉ là để gối đầu cho những năm sau. Do vậy, cần xác định lại mức trợ cấp cho NLĐ đủ để đảm bảo cuộc sống và mức chi phí và thời gian đào tạo nghề giúp NLĐ có đủ điều kiện để học thành thạo một nghề mới để quay lại thị trường lao động"- ông Bùi Sỹ Lợi nhấn mạnh.


Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo