xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Đừng “ky bo”

Khánh Lê

“Khó khăn trong sản xuất - kinh doanh với doanh nghiệp (DN) là chuyện khó tránh khỏi. Tuy nhiên, nếu vin vào đó để đẩy cái khổ, cái khó về phía người lao động (NLĐ) khiến họ sống dở chết dở thì không phải là cách cư xử có trách nhiệm của người sử dụng lao động

 


Đại diện Ban Giám đốc Công ty Ever Win (KCN Bình Chiểu - TP HCM) tặng quà cho công nhân khó khăn

Đại diện Ban Giám đốc Công ty Ever Win (KCN Bình Chiểu - TP HCM) tặng quà cho công nhân khó khăn

.Cùng nhau chia ngọt sẻ bùi, chắc chắn quan hệ giữa DN và NLĐ thêm khăng khít, quan hệ lao động sẽ ổn định”. Ông Lê Nguyễn Tuấn Anh, Phó Giám đốc Công ty TNHH Thực phẩm Hòa Bình (quận 11, TP HCM), nhận định như vậy về nguyên nhân các vụ ngừng việc liên quan đến tiền lương thời gian qua.

Không khó nhận diện nguyên nhân tranh chấp ở nhiều DN, đặc biệt là các DN xảy ra ngừng việc dài ngày, khi giữa tập thể lao động và chủ DN không tìm được tiếng nói chung về tiền lương. Nhiều DN khi điều chỉnh lương tối thiểu vùng cho công nhân (CN) đã tìm cách cắt bớt các khoản phụ cấp (có trong hợp đồng hoặc thỏa ước lao động tập thể) để bù đắp vào chi phí nâng lương, điều này dẫn đến thu nhập thực tế của CN không tăng. Chưa hết, các quy định pháp luật về tiền lương giữa lao động chưa qua đào tạo với lao động đã qua đào tạo; giữa lao động mới tuyển dụng với lao động có thâm niên làm việc cũng bị nhiều DN cố tình phớt lờ.

Rõ ràng, chính cách hành xử thiếu trách nhiệm của DN đã khiến NLĐ bức xúc và đẩy quan hệ lao động đi vào ngõ cụt. Bản thân các chủ DN hiểu rất rõ điều này song lại không có thiện chí sửa sai, biểu hiện ở thái độ luôn tính toán thiệt hơn với NLĐ ở những lần đối thoại.

“Mặc cả, “ky bo” từng đồng với CN dù lỗi hoàn hoàn thuộc về mình thì DN đừng hỏi vì sao CN bức xúc” - ông Nguyễn Thanh Sang, Phó Chủ tịch LĐLĐ huyện Củ Chi, TP HCM, bày tỏ.

Điều đáng nói là dù được các cơ quan chức năng khuyến cáo, một số DN vẫn tỏ thái độ bất hợp tác. Chỉ đến khi hoạt động sản xuất đình đốn và bị đối tác “gây sức ép”, chủ DN mới chịu nhượng bộ, chấp thuận giải quyết một phần các kiến nghị của tập thể lao động.

Về phía NLĐ, dù đồng ý trở lại làm việc song chắc chắn niềm tin vào DN sẽ sụt giảm ít nhiều. “Tận lực cống hiến cho DN, đáng ra chúng tôi phải được quan tâm, chăm lo nhiều hơn. Tìm đủ mọi cách để giảm bớt những quyền lợi cơ bản nhất mà chúng tôi phải được hưởng, rõ ràng DN đã đánh mất thiện cảm với NLĐ” - nhiều CN tham gia ngừng việc đòi quyền lợi cho biết.

Bán sức lao động để kiếm sống, nguyện vọng của số đông NLĐ là có một cuộc sống đầy đủ. Do vậy, việc chủ DN tuân thủ đầy đủ các quy định của luật pháp, đồng thời quan tâm, chăm sóc NLĐ đúng mực sẽ giúp họ ổn định cuộc sống lâu dài. “Quá coi trọng mục tiêu lợi nhuận và không quan tâm, chăm sóc nguồn lực thì DN sẽ gánh những hệ lụy trong quan hệ lao động” - ông Lê Nguyễn Tuấn Anh bày tỏ.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo