xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

"Giam" quyền lợi của người lao động

Bài và ảnh: MAI CHI

Để ràng buộc trách nhiệm của người lao động, một số doanh nghiệp đã cố tình giữ lương và các chế độ khác của họ bất chấp quy định pháp luật

"Tôi nghỉ sinh con từ tháng 9-2019 đến nay nhưng không được hưởng trợ cấp thai sản. Liên hệ cơ quan BHXH thì được biết khoản tiền này đã được chuyển vào tài khoản công ty. Tôi đến công ty hỏi thì được giải thích sẽ chi trả khi đi làm trở lại. Cách hành xử của công ty đã gây thiệt thòi quyền lợi cho tôi". Đây là trình bày của chị Châu Thị Lệ Hằng, nhân viên Công ty CP Đầu tư TCF (quận 5, TP HCM) trong đơn khiếu nại gửi đến Báo Người Lao Động.

"Quýt làm cam chịu"

Chị Hằng cho biết anh H.T.M, chồng chị, cũng là nhân viên phụ trách mảng cho vay, cầm đồ của Công ty CP Đầu tư TCF. Mới đây, cho rằng anh M. yếu nghiệp vụ, gây thất thoát tài sản nên công ty buộc phải bồi thường. Không đồng ý với cáo buộc trên, anh M. khởi kiện ra tòa. Theo chị Hằng, vụ tranh chấp trên chính là nguyên nhân chị bị "giam" khoản trợ cấp thai sản. "Khi tôi thắc mắc quyền lợi, công ty đề nghị cấn trừ tiền trợ cấp thai sản của tôi sang khoản bồi thường của chồng. Do đề nghị này vô lý nên tôi không đồng ý" - chị Hằng chia sẻ.

Liên quan đến vụ việc này, cơ quan BHXH quận 5, TP HCM đã làm việc với đại diện Công ty CP Đầu tư TCF. Trên cơ sở khiếu nại của chị Hằng, BHXH quận yêu cầu công ty phải thanh toán chế độ cho người lao động (NLĐ). Trong vòng 1 tháng, nếu chị Hằng chưa được giải quyết thì công ty phải hoàn trả số tiền trên cho cơ quan BHXH. Dù đã được khuyến cáo song đến nay công ty vẫn chưa thanh toán cho chị Hằng, cũng không hoàn trả cho cơ quan BHXH.

Giam quyền lợi của người lao động - Ảnh 1.

Người lao động đến Báo Người Lao Động nhờ can thiệp bảo vệ quyền lợi

Cũng mất nhiều thời gian đi đòi quyền lợi là trường hợp bà Nguyễn Thị Phương, nhân viên cửa hàng Khoai Store (Công ty TNHH Nguyên Vũ Nguyên). Bà Phương làm việc tại cửa hàng từ ngày 5-10 đến 29-12-2019 thì xin nghỉ việc. Dù đã được giám đốc công ty chấp thuận nhưng bà Phương vẫn không được thanh toán tiền lương của 39 ngày làm việc. Trao đổi với chúng tôi, bà Nguyễn Vũ Thu Thảo, giám đốc công ty, giải thích lý do không trả lương là vì bà Phương nghỉ việc đột ngột, không tuân thủ thời gian báo trước; đồng thời, công ty nghi ngờ bà "cấu kết" với nhân viên cũ gây thất thoát tài sản cửa hàng. Tuy nhiên, bà Phương phủ nhận mọi cáo buộc của công ty.

Đòi hỏi vô lý

Theo quy định tại Nghị định 148/2018/NĐ-CP, trong thời hạn 7 ngày làm việc, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, người sử dụng lao động và NLĐ có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên. Trường hợp đặc biệt, thời hạn thanh toán có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động. Thế nhưng, một số doanh nghiệp phớt lờ quy định và viện đủ mọi lý do để từ chối thực hiện nghĩa vụ của mình dẫn đến tranh chấp kéo dài và bị kiện ra tòa.

Đơn cử như vụ tranh chấp giữa ông Lê Thành và Công ty TNHH N. ở quận Gò Vấp, TP HCM mới đây. Theo đơn khởi kiện, ông Thành làm việc cho công ty từ tháng 7-2014 và nộp đơn nghỉ việc từ tháng 3-2019, do bị nợ lương 3 tháng liền. Tuy nhiên, hết hạn báo trước 45 ngày, công ty không ra quyết định nghỉ việc, không trả lương tháng 1, 2-2019 cũng như chốt và trả sổ BHXH cho ông. Tại buổi hòa giải do Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội quận Gò Vấp tổ chức sau đó, đại diện công ty cho rằng trong quá trình làm việc, ông Thành vi phạm quy định DN khi tự ý điều động nhân viên đi giao hàng và không chuyển trực tiếp tiền giao dịch của khách hàng vào tài khoản của công ty. "Công ty sẽ thanh toán lương và trả sổ BHXH với điều kiện ông Thành phải đứng ra nhận lỗi trước toàn bộ nhân viên" - đại diện công ty đề nghị. Do ông Thành không đồng ý nên vụ việc hòa giải không thành. Tại phiên xử mới đây, tòa nhận định ông Thành có đơn xin nghỉ việc, thực hiện bàn giao và tuân thủ 45 ngày báo trước khi chấm dứt HĐLĐ là đã tuân thủ quy định của Bộ Luật Lao động. Việc công ty yêu cầu ông Thành phải xin lỗi trước khi giải quyết chế độ là không có cơ sở. Do đó, tòa buộc công ty phải ra quyết định cho thôi việc, trả lương và chốt sổ BHXH cho ông Thành.

Luật sư NGUYỄN VĂN PHÚC, Đoàn Luật sư TP HCM:

Sòng phẳng trách nhiệm

Theo quy định tại Nghị định 88/2015/NĐ-CP, nếu người sử dụng lao động có hành vi không thực hiện đúng quy định về thời hạn thanh toán các khoản về quyền lợi của NLĐ, không hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại những giấy tờ khác đã giữ của NLĐ sau khi chấm dứt hợp đồng lao động sẽ bị phạt tiền từ 1-20 triệu đồng. Đồng thời, phải thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là chi trả đầy đủ chế độ (kèm theo lãi suất) và hoàn thành thủ tục xác nhận, trả các giấy tờ liên quan cho NLĐ. Để hạn chế tranh chấp không đáng có và tránh những tổn hại uy tín, kinh tế, doanh nghiệp cần sòng phẳng trách nhiệm với NLĐ.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo