xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Hỗ trợ lao động di cư

Bài và ảnh: Hồng Đào

Các mô hình tư vấn pháp lý, sinh hoạt CLB... đã hỗ trợ người lao động di cư trong việc bảo vệ mình, làm việc tốt hơn

Trong thời kỳ công nghiệp hóa, lao động di cư (LĐDC) từ nông thôn lên thành thị là xu thế tất yếu. Tuy nhiên, LĐDC thu nhập bấp bênh, khó khăn trong việc tiếp cận các mô hình an sinh xã hội và rất cần được giúp đỡ. Đây là những nội dung được đề cập trong hội thảo “Một số mô hình hỗ trợ LĐDC” do Trung tâm Nghiên cứu, Tư vấn công tác xã hộiPhát triển cộng đồng (Viện Khoa học Xã hội vùng Nam Bộ) tổ chức mới đây tại TP HCM.

Hiểu luật để bảo vệ mình

Một mô hình hỗ trợ LĐDC có ý nghĩa xã hội rất lớn được giới thiệu tại hội thảo là mô hình tư vấn pháp luật (TVPL) của Trung tâm TVPL Công đoàn Đồng Nai. Đến cuối năm 2014, Đồng Nai có 26 cụm công nghiệp với 844.000 lao động đang làm việc; trong đó, LĐDC chiếm 60%. Hầu hết người lao động xuất thân từ nông thôn nên tác phong công nghiệp và kiến thức pháp luật còn hạn chế. Một số doanh nghiệp chưa thực hiện đúng chế độ, chính sách làm thiệt thòi quyền lợi của người lao động.

Công nhân nhập cư tại KCX Linh Trung, TP HCM
Công nhân nhập cư tại KCX Linh Trung, TP HCM

Trước thực trạng này, năm 1993, LĐLĐ tỉnh Đồng Nai đã thành lập Văn phòng TVPL Công đoàn (sau đổi thành Trung tâm TVPL). Trung tâm đa dạng hóa các hình thức TVPL như tư vấn trực tiếp; thông qua báo, đài, điện thoại, tổng đài 1088, biên soạn sổ tay pháp luật phát hành rộng rãi trong người lao động...

Điểm đặc biệt mà Trung tâm TVPL Công đoàn Đồng Nai làm được là đào tạo lực lượng công nhân (CN) nòng cốt. Ông Vũ Ngọc Hà, phụ trách trung tâm, cho biết: “Chúng tôi nhận ra được không ai hỗ trợ LĐDC tốt bằng chính họ. Vì thế, chúng tôi chọn những CN nhanh nhẹn, hoạt bát, nhiệt tình để đào tạo trở thành lực lượng nòng cốt. Họ chính là cánh tay nối dài của đội ngũ luật sư và tư vấn viên của trung tâm”.

Đến nay, trung tâm đã mở 98 lớp tập huấn, đào tạo 667 CN nòng cốt về kiến thức pháp luật lao động, kỹ năng tư vấn, tuyên truyền bình đẳng giới, tình yêu hôn nhân gia đình... Sau khóa học, CN nòng cốt chia sẻ kiến thức pháp luật, tổ chức các trò chơi và tư vấn cho người lao động tại các công ty, khu nhà trọ.

“Một số CN nòng cốt nổi bật đã được tuyển vào làm ở các cơ quan nhà nước, được bầu vào ban chấp hành Công đoàn cơ sở. Với nhiều người có uy tín, giờ giải lao hoặc nghỉ trưa, CN thường tìm đến để hỏi về pháp luật” - ông Hà cho biết.

Kết nối chủ nhà với người giúp việc

Tại các thành phố lớn, nhu cầu người giúp việc, trông trẻ, chăm sóc người già... rất lớn. Xuất phát từ nhu cầu này, một lực lượng lao động không nhỏ ở nông thôn, chủ yếu là lao động nữ, đã đến các thành phố để làm việc. Do tính chất công việc, các chị ít được giao tiếp với bên ngoài, nhận thức về pháp luật còn hạn chế, thiếu thông tin về các địa điểm hỗ trợ khi cần thiết...

Trước tình hình này, năm 2013, CLB Giúp việc gia đình phường Đa Kao (quận 1, TP HCM) được Hội LHPN phường thành lập. Đây là nơi tập hợp chị em giúp việc gia đình và các chủ nhà có người giúp việc đến sinh hoạt. CLB cũng giới thiệu người giúp việc cho các gia đình có nhu cầu.

Bà Nguyễn Thị Hồng Thúy, Chủ nhiệm CLB Giúp việc gia đình phường Đa Kao CLB, kể: “Trong các buổi sinh hoạt, ban chủ nhiệm khơi gợi cho hai bên nêu ra những suy nghĩ, nhu cầu của mình để tìm tiếng nói chung. CLB còn hướng dẫn các chuyên đề về nấu ăn, làm bánh mứt, tập huấn về BHYT, vận động chủ nhà mua BHYT cho người giúp việc”.

Mới đây, CLB còn đứng ra hòa giải mâu thuẫn giữa chủ nhà và người giúp việc. Chị N.T.T, một thành viên CLB, gặp khó khăn khi chủ nhà không trả lương. Qua tìm hiểu, ban chủ nhiệm CLB biết T. làm việc rất tốt và chủ nhà lo lắng chị về quê sẽ không trở lại nên giam lương của chị. Ban chủ nhiệm đã giải thích cho chủ nhà hiểu là chị T. cần công việc và hứa sẽ trở lại làm việc đúng hẹn. Lúc này, chủ nhà mới đồng ý trả hết lương cho chị.

Chị Hoàng Ngọc Huệ, một thành viên CLB, cho biết: “Từ một người giúp việc không hợp đồng, tôi được ban chủ nhiệm CLB vận động chủ nhà ký hợp đồng mua BHYT. Cũng qua sinh hoạt CLB, tôi đã hết lòng làm việc ở nhà chủ, siêng năng, cẩn thận, nhiệt tình. Tôi còn giúp chủ nhà cảnh giác trước các cuộc điện thoại lừa đảo, người lạ đòi vào nhà kiểm tra điện...”.

 

Bà Nguyễn Thị Ngọc Bích - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu, Tư vấn công tác xã hội và Phát triển cộng đồng:

Lao động di cư còn thiệt thòi

LĐDC hiện nay chiếm tỉ lệ hơn 70% lực lượng lao động tại các thành phố lớn. Tuy nhiên, họ gặp rất nhiều khó khăn khi chưa tiếp cận được các mô hình an sinh xã hội. Họ phải trả chi phí điện, nước cao gấp 2-3 lần người dân thành phố, con cái không được vào học trường công, chưa được hưởng chính sách BHYT...

Vì thế, các mô hình hỗ trợ LĐDC là vô cùng cần thiết và ý nghĩa, giúp họ ổn định cuộc sống.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo