xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Hợp đồng là cái gì?!

HỒNG VÂN

Nhiều người lao động không quan tâm hoặc không biết hợp đồng lao động là gì, đến khi quyền lợi bị xâm phạm thì không biết làm sao để đòi

Ngày 3-8, hàng chục lao động vừa hoàn tất công trình của một công ty truyền hình cáp tại quận 7, TP HCM phản ánh đến các cơ quan chức năng: Đã mấy tháng nay họ không được trả lương. Hai “ông chủ” đứng ra tập hợp họ lại để thực hiện công việc đã bỏ trốn, điện thoại không liên lạc được.

img
Tập huấn pháp luật lao động để giúp công nhân hiểu rõ quyền và nghĩa vụ của mình Ảnh: VĨNH TÙNG

Chỉ nói miệng với nhau

Hàng chục lao động, chủ yếu ở các tỉnh miền Trung, được người quen giới thiệu ông Tuấn và Nghĩa là thầu xây dựng. Họ thỏa thuận miệng làm việc theo công trình, tiền lương mỗi ngày từ 150.000 đồng đến 250.000 đồng, tùy công việc. “Lúc đầu, họ còn trả đủ nhưng từ tháng 4 trở đi, nửa tháng mới cho tạm ứng một lần, số tiền tạm ứng chỉ được 30% tiền lương. Không đủ tiền trang trải, nhiều anh em đã nghỉ, chỉ còn lại hơn chục người ráng bám trụ để đòi lương” - chị Nguyễn Thị Thu, quê ở Quảng Ngãi, cho biết.

Khi chúng tôi hỏi Thu có giấy tờ gì chứng minh chị và nhóm công nhân đã làm việc cho công trình hay không, chị cho biết không có bất cứ giấy tờ gì, chỉ là nói miệng với nhau. Hỏi hợp đồng lao động, nhiều người ngơ ngác: “Hợp đồng là cái gì?”.

Chúng tôi liên hệ với đơn vị chủ đầu tư công trình, họ cho biết chỉ thuê khoán công việc với một nhà thầu tư nhân. Công việc đã xong, hợp đồng đã thanh lý từ tháng 7-2013 nên họ không chịu trách nhiệm những vấn đề phát sinh. Chúng tôi đành hướng dẫn nhóm công nhân liên hệ LĐLĐ quận 7 để nhờ nơi đây can thiệp, giúp đỡ.

Lời nói gió bay...

“Tụi tôi không biết làm sao, chỉ còn trông chờ vào Báo Người Lao Động. Làm ơn giúp anh em đòi được tiền mồ hôi công sức của mình. Nghe đâu công ty có trụ sở ở dưới Tiền Giang” - anh Lê Văn Minh, kỹ thuật viên một công trình xây dựng nghĩa trang tại huyện Củ Chi, TP HCM, bức xúc.

Anh Minh cho biết được chỉ huy công trình nhận vào làm từ tháng 5-2013 với thời gian 3 tháng. Những công nhân trực tiếp hưởng lương công nhật thì làm ngày nào nhận lương ngày đó, còn kỹ thuật viên thì lĩnh lương tháng. Một người bạn của anh Minh kể: “Họ hứa trả lương 6 triệu đồng/tháng nhưng chỉ trả có 4 triệu đồng. Anh em thắc mắc thì được trả lời 6 triệu đồng là tính cả tăng ca, làm ngày chủ nhật, tiền cơm, tiền xăng...”.

Để đòi quyền lợi, các chuyên gia tư vấn pháp luật hướng dẫn anh em viết đơn khiếu nại kèm các căn cứ chứng minh quan hệ lao động và những thỏa thuận giữa hai bên. Đến lúc ấy, mọi người mới té ngửa: Chẳng ai có tờ giấy lận lưng. Đúng hơn là cả nhóm có một tờ giấy viết tay nguệch ngoạc của chỉ huy công trình - vốn là một “đầu nậu” trong nghề bốc cốt ở các nghĩa trang bị giải tỏa.

Nhắm mắt ký đại!

Khi tiếp nhận đơn khiếu nại của công nhân (CN), Trưởng Phòng Nhân sự Công ty P.P (quận Bình Tân, TP HCM) cho biết công ty không giao một bản hợp đồng cho CN giữ theo quy định. Lý do mà vị này giải thích là “hồi trước, công ty cũng có giao cho CN một bản nhưng họ làm mất hết, khi cần không có để đối chiếu. Vì vậy, công ty giữ giùm. Còn bản của công ty thì lưu vào hồ sơ, không thể tùy tiện lấy ra, lấy vô”.

Khi chúng tôi hỏi CN thì họ lại nói khác: Công ty đưa xuống một bản hợp đồng “khống”, chưa có bất kỳ nội dung gì và yêu cầu ký vào rồi nộp lại ngay. CN không biết quyền lợi, nghĩa vụ gì cả cũng không biết lương, thưởng ra sao; bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế thế nào! Chính vì vậy mới có tình trạng CN xin nghỉ việc đúng quy định, có xác nhận của địa phương nhưng công ty cho rằng đó là trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật nên theo thỏa thuận đã ký trong hợp đồng lao động, phải bồi thường cho công ty nửa tháng lương và chi phí đào tạo! Từ trước đến nay, rất nhiều CN đã mất tiền oan như vậy.

Luật sư Nguyễn Thị Anh Đào, Trưởng Văn phòng Luật sư Công đoàn:

Phải đọc kỹ, hiểu rõ rồi mới ký

Hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa hai bên về những nội dung cơ bản nhất trong quan hệ lao động như công việc phải làm, tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, phúc lợi... Vì vậy, người lao động phải đọc kỹ, hiểu rõ rồi mới ký. Đặc biệt, phải yêu cầu người sử dụng lao động đưa cho mình giữ một bản để làm căn cứ giải quyết mọi tranh chấp phát sinh.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo