xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Khó xử quấy rối tình dục

Bài và ảnh: Duy Quốc

Bộ Luật Lao động sửa đổi quy định chung chung về quấy rối tình dục tại nơi làm việc, không có văn bản hướng dẫn chi tiết để xử lý vi phạm, bảo vệ người lao động

"Quấy rối tình dục (QRTD) tại nơi làm việc là vi phạm tự do, phẩm giá, các quyền cơ bản của người lao động (NLĐ) và tệ trạng này đang xảy ra khá phổ biến trong các tổ chức, doanh nghiệp. Do vậy, việc Bộ Luật Lao động (BLLĐ) hiện hành lần đầu tiên nghiêm cấm QRTD tại nơi làm việc là bước tiến quan trọng, cần thiết để bảo vệ quyền lợi NLĐ”. Ông Đặng Đức San, Vụ trưởng Vụ Pháp chế Bộ LĐ-TB-XH, nhấn mạnh như trên tại hội nghị tập huấn BLLĐ vừa tổ chức ở TP Đà Nẵng.

img
Chuyên gia ILO Nguyễn Kim Lan trao đổi với các đại biểu về vấn đề quấy rối tình dục tại nơi làm việc

Muôn kiểu quấy rối

Báo cáo của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) tại hội nghị cho biết QRTD nói chung và QRTD tại nơi làm việc xảy ra khá phổ biến ở nhiều nước trên thế giới. Chẳng hạn, ở Đức, các kết quả khảo sát cho biết có đến 93% lao động nữ là nạn nhân của QRTD. Tại Úc, cứ 10 y tá thì hết 6 người từng bị QRTD. Tại Singapore, trong số 500 người được phỏng vấn, có hơn 54% người (trong đó 58,3% nữ) thừa nhận từng bị QRTD tại nơi làm việc. Ở Hồng Kông, khoảng 25% lao động được phỏng vấn trả lời cũng từng bị QRTD…

Tại Việt Nam, hiện vẫn chưa có số liệu chính thức về QRTD cũng như chưa có nghiên cứu chuyên đề về vấn đề này. Tuy nhiên, theo bà Nguyễn Kim Lan, điều phối viên Chương trình Quốc gia về bình đẳng giới và việc làm của ILO tại Việt Nam, QRTD tại nơi làm việc ở Việt Nam khá phổ biến, nhất là thời gian gần đây. Điển hình là vụ vận động viên điền kinh Trương Thanh Hằng bị HLV sàm sỡ. Cũng theo bà Lan, cuối năm 2012, ILO Việt Nam đã tiến hành một cuộc khảo sát với sự tham gia của hơn 100 người và phần lớn trong số này thừa nhận có liên quan đến việc bị QRTD. Trong đó, đối tượng bị QRTD tập trung ở lứa tuổi từ 18 đến 30, chủ yếu là nữ. “Hành vi QRTD tại nơi làm việc khá đa dạng, như bằng lời lẽ tán tỉnh hoặc những lời lẽ thô tục, phản văn hóa; kích dục; nhắn tin qua điện thoại, đụng chạm thể xác, đề nghị quan hệ hoặc cưỡng ép quan hệ tình dục. Nạn nhân của QRTD thường là cấp dưới, người bị lệ thuộc về việc làm, thăng tiến, đề bạt… và đa phần nạn nhân không dám khai báo vì sợ bị trù dập, xấu hổ…” - bà Lan khái quát.

Luật “treo” cho vui?

QRTD tại nơi làm việc đã được đưa vào 4 điều ở BLLĐ năm 2012. Cụ thể ở điều 8: Nghiêm cấm ngược đãi NLĐ, QRTD tại nơi làm việc”. Điều 37: “NLĐ bị ngược đãi, QRTD… có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động”. Điều 182: “NLĐ giúp việc gia đình có nghĩa vụ tố cáo với cơ quan thẩm quyền nếu người sử dụng lao động có hành vi QRTD”. Điều 183: “Nghiêm cấm người sử dụng lao động ngược đãi, QRTD… đối với lao động giúp việc gia đình”.
 
img
Ảnh minh họa

Điều đáng nói là việc nghiêm cấm QRTD tại nơi làm việc cho đến thời điểm này vẫn còn “treo” ở 4 điều nói trên. Ngoài 10 nghị định hướng dẫn BLLĐ đã ban hành, trong lộ trình làm luật, sẽ có thêm 7 nghị định khác nhưng không có nghị định nào hướng dẫn nội dung trên. Ông Đặng Đức San thừa nhận không có nghị định nào dành riêng cho QRTD và việc xây dựng văn bản hướng dẫn nội dung này còn bị bỏ trống. Tuy vậy, theo ông San, việc xử lý hành vi QRTD tại nơi làm việc được lồng ghép vào nghị định về xử lý vi phạm ở lĩnh vực lao động vừa được Bộ LĐ-TB-XH trình Chính phủ, với mức phạt cao từ 50 - 75 triệu đồng, tùy hành vi.

Ông Gyorgy Janos Sziraczki, Giám đốc Văn phòng ILO Việt Nam, đánh giá việc thiếu văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn chi tiết, nhất là hướng dẫn về trách nhiệm của các bên liên quan trong phòng chống QRTD tại nơi làm việc; hướng dẫn về cách xử lý và chế tài xử phạt… sẽ dẫn đến nhiều khó khăn trong ngăn chặn, xử lý vi phạm.

Cần quy định rõ ràng

BLLĐ sửa đổi quy định NLĐ bị QRTD có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động. Quy định này nhằm bảo vệ NLĐ nhưng khi thiếu một định nghĩa rõ ràng về QRTD thì có thể dẫn đến tranh chấp lao động khi điều khoản này được viện dẫn. Điều tương tự cũng có thể xảy ra đối với quy định NLĐ giúp việc gia đình có nghĩa vụ tố cáo với cơ quan thẩm quyền nếu bị quấy rối tình dục. Theo khuyến nghị của ILO, cần quy định rõ bằng một văn bản quy phạm pháp luật để giúp việc ngăn ngừa và giải quyết QRTD tại nơi làm việc thuận tiện, hiệu quả hơn.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo