xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Không đồng tình nâng tuổi nghỉ hưu đối với công nhân trực tiếp

QUẾ CHI (Báo Lao Động) thực hiện

Tổng LĐLĐ Việt Nam không đồng tình với việc nâng tuổi nghỉ hưu của các đối tượng là công nhân khu vực trực tiếp sản xuất, dịch vụ.

Tăng tuổi nghỉ hưu đồng nghĩa với cơ hội có việc làm của lao động trẻ bị suy giảm, tình trạng thất nghiệp sẽ gia tăng. Đó là ý kiến của ông Lê Đình Quảng - Phó Trưởng ban Quan hệ lao động (Tổng LĐLĐ Việt Nam,) - chia sẻ với phóng viên về phương án tăng tuổi nghỉ hưu trong Dự thảo Bộ luật Lao động sửa đổi.


Ông Lê Đình Quảng, Phó trưởng Ban Quan hệ lao động Tổng LĐLĐ Việt Nam

Ông Lê Đình Quảng, Phó trưởng Ban Quan hệ lao động Tổng LĐLĐ Việt Nam

Thưa ông, những lý do mà Ban soạn thảo đưa ra cho đề xuất tăng tuổi nghỉ hưu là gì?

Ông Lê Đình Quảng: Theo Ban soạn thảo, những lý do cho đề xuất tăng tuổi nghỉ hưu là: Thứ nhất, nếu tiếp tục giữ nguyên các quy định đóng hưởng BHXH như hiện nay thì quỹ hưu trí, tử tuất sẽ mất cân đối trong dài hạn.

Thứ 2, tuổi thọ bình quân của người Việt Nam hiện đã tăng nhiều so với giai đoạn trước đây (hiện nay nam 73, nữ 75 tuổi), thời gian hưởng lương hưu dài.

Thứ 3, thực tiễn nhiều người nghỉ hưu vẫn tiếp tục tham gia lao động, có nhu cầu làm việc thêm và họ vẫn có đủ sức khỏe tham gia lao động tiếp. Lao động vừa là quyền, vừa là nghĩa vụ, vì vậy cần xác định rõ mọi người phải thực hiện nghĩa vụ lao động khi khả năng vẫn có thể. Thứ 4, dân số nước ta đang chuyển từ thời kỳ dân số vàng sang giai đoạn già hóa dân số, trong tương lai thì lực lượng lao động trẻ sẽ thiếu hụt. Việc đề xuất tăng tuổi nghỉ hưu cũng là tận dụng được nguồn nhân lực có trình độ, kỹ thuật cao và có kinh nghiệm. Và cuối cùng, nhiều nước trên thế giới đã và đang điều chỉnh tăng tuổi hưu, có nước lên tới 67 tuổi.

Ông đánh giá như thế nào về những lý do mà Ban soạn thảo Bộ luật Lao động sửa đổi đưa ra như trên?

- Việc tăng tuổi nghỉ hưu là vấn đề phức tạp, tác động đến nhiều yếu tố, vì vậy cần phải được nghiên cứu một cách kỹ lưỡng, đánh giá tác động cả những yếu tố KTXH một cách khoa học, chính xác. Theo quan điểm của Tổng LĐLĐ Việt Nam, việc kéo dài tuổi nghỉ hưu cần phải được xem xét trong điều kiện lao động và tình hình sức khỏe của người lao động (NLĐ). Chúng tôi cho rằng việc tăng tuổi nghỉ hưu là không phù hợp với NLĐ làm việc trong các ngành nghề lao động chân tay. Thực tế, hiện nay rất nhiều lao động nữ đang làm việc trong các ngành dệt may, da giày, chế biến thủy sản, lắp ráp điện tử… bị người sử dụng lao động cho nghỉ việc ở tuổi 30 - 35 với lý do sức khỏe không đáp ứng yêu cầu sản xuất.

Thống kê của BHXH VN cho thấy tuổi nghỉ hưu bình quân của nước ta là 53,4 tuổi trong đó nam giới là 55,2 tuổi, nữ giới là 51,7 tuổi, những ngành nghề nặng nhọc, độc hại nguy hiểm thì tuổi nghỉ hưu bình quân chỉ khoảng 43 tuổi (công nhân cạo mủ cao su, làm đường, dệt may, da giày…). Qua báo cáo của các cấp Công đoàn, hầu như tất cả NLĐ khu vực trực tiếp sản xuất, các ngành nghề lao động chân tay đều về hưu với mức lương thấp hơn (chế độ hưu khi suy giảm khả năng lao động theo Điều 55 Luật BHXH 2014).

Những NLĐ này không thể tham gia lao động đến lúc đủ tuổi (nam 60, nữ 55) để được hưởng chế độ hưu đầy đủ. Nếu tuổi nghỉ hưu tăng, đồng nghĩa NLĐ sẽ về hưu với tiền lương rất thấp và sẽ là gánh nặng cho chính NLĐ và gia đình họ, cũng như cho xã hội (một số sẽ hưởng thấp hơn chuẩn nghèo).

Quỹ BHXH nói chung, Quỹ hưu trí - tử tuất nói riêng được xác lập theo nguyên tắc đóng - hưởng và đã được điều chỉnh (qua Luật BHXH 2014) tăng dần tuổi hưởng lương hưu đối với người bị suy giảm khả năng lao động cũng như tăng dần thời gian đóng BHXH để đạt tỉ lệ hưởng lương hưu tối đa 75% đảm bảo khả năng cân đối Quỹ hưu trí - tử tuất.

Để giải quyết nguy cơ mất cân đối Quỹ hưu trí - tử tuất, chúng ta phải sử dụng nhiều giải pháp như: Mở rộng đối tượng tham gia BHXH trong đó tập trung đối tượng tham gia BHXH bắt buộc; chống thất thu quỹ BHXH thông qua việc liên thông số liệu giữa cơ quan thuế và cơ quan BHXH, tăng cường công tác quản lý, sử dụng có hiệu quả quỹ BHXH; cải cách thủ tục hành chính, tăng cường công nghệ thông tin, tiết kiệm chi phí quản lý quỹ; sử dụng các hình thức đầu tư tăng trưởng quỹ BHXH có hiệu quả; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra xử phạt DN vi phạm pháp luật về BHXH, giảm thiểu tình trạng doanh nghiệp nợ BHXH.

Nhiều ý kiến cũng cho rằng, điều đáng quan tâm nhất khi tăng độ tuổi nghỉ hưu là việc sẽ ảnh hưởng rất lớn đến thị trường lao động, đặc biệt tỉ lệ thất nghiệp của lao động trẻ. Ý kiến của ông như thế nào về vấn đề này?

- Tỉ lệ thất nghiệp của thanh niên nước ta trong những năm vừa qua luôn cao hơn khoảng 3 lần so với tỉ lệ thất nghiệp chung toàn quốc. Mỗi năm có khoảng 1 triệu người bước vào thị trường lao động. Nước ta hiện đang trong thời kỳ “cơ cấu dân số vàng” và thời kỳ này còn kéo dài trên 1 thập kỷ nữa. Mô hình kinh tế của Việt Nam đang chuyển đổi từ mô hình thâm dụng lao động, phát triển theo chiều rộng sang mô hình phát triển theo chiều sâu. Tất cả những yếu tố trên làm cho vấn đề giải quyết việc làm cho NLĐ trẻ vẫn là một trong những áp lực lớn trong những năm tới đây. Vì vậy việc tăng tuổi nghỉ hưu đồng nghĩa với cơ hội có việc làm của lao động trẻ bị suy giảm, tình trạng thất nghiệp sẽ gia tăng.

Kéo dài tuổi nghỉ hưu còn ảnh hưởng đến công tác quy hoạch cán bộ, công chức cũng như các chính sách liên quan đến cán bộ công chức của nước ta. Tình trạng cán bộ, công chức không đáp ứng yêu cầu tiếp tục được “giữ ghế” vừa tăng chi ngân sách (lương của cán bộ công chức không đáp ứng yêu cầu nếu được kéo dài thì ngân sách phải chi từ 2,5 - 3 lần so với lương của lao động trẻ) vừa cản trở sự phát triển chung của đất nước.

Ngoài ra, hiện nhiều nước trên thế giới có quy định tuổi nghỉ hưu cao (trên 60 tuổi), song chủ yếu là các nước phát triển, môi trường, điều kiện làm việc được cải thiện. Khá nhiều nước có điều kiện tương đồng Việt Nam có tuổi nghỉ hưu bằng hoặc thấp hơn chúng ta như: Trung Quốc (60 - 55 tuổi), Indonesia (55 tuổi), Malaysia (55 tuổi), Thái Lan (55 tuổi).

Từ những vấn đề trên, Tổng LĐLĐ Việt Nam không đồng tình với việc nâng tuổi nghỉ hưu của các đối tượng là CN khu vực trực tiếp sản xuất, dịch vụ. Đối với khu vực hành chính sự nghiệp thì có thể xem xét để nâng tuổi nghỉ hưu nhưng phải có lộ trình tăng thích hợp để giảm thiểu ảnh hưởng đến cơ hội có việc làm cho nhóm lao động trẻ và đảm bảo ổn định kế hoạch phát triển KTXH của đất nước. Đối với cán bộ quản lý hoặc những người có học hàm, học vị có thể được kéo dài tuổi nghỉ hưu nhưng phải thôi làm quản lý.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo