xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Không thể chần chừ

An Khánh

Mới đây, hơn 1.000 công nhân (CN) Công ty Keo Hwa Vina (100% vốn Hàn Quốc; xã Xuân Thới Sơn, huyện Hóc Môn, TP HCM) lâm vào cảnh trắng tay khi ông Koo Sun Heau, giám đốc công ty, đột ngột bỏ về nước, nợ hơn 19,2 tỉ đồng tiền lương và BHXH.

 

Công nhân Công ty Kyung Sung Vina (huyện Hóc Môn, TP HCM) mất trắng quyền lợi sau khi chủ bỏ trốn Ảnh: HỒNG NHUNG
Công nhân Công ty Kyung Sung Vina (huyện Hóc Môn, TP HCM) mất trắng quyền lợi sau khi chủ bỏ trốn Ảnh: HỒNG NHUNG

Tại TP HCM, tình trạng chủ doanh nghiệp (DN) làm ăn thua lỗ rồi bỏ trốn, “xù” quyền lợi của CN không còn là chuyện lạ, gây lúng túng cho các cơ quan chức năng.

Lời ăn, lỗ chạy và cố tình đẩy hết thiệt thòi cho CN là mẫu số chung tại các DN có chủ bỏ trốn.

Để tạm thời giải quyết thực trạng này, cách đây hơn 5 năm, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 30/2009 (ngày 23-2-2009) và Công văn số 1490 (ngày 24-9-2012) chỉ đạo tạm ứng ngân sách trả lương cho người lao động (NLĐ).

Tuy nhiên trong quá trình thực hiện, không chỉ TP HCM mà nhiều địa phương khác đã gặp không ít trở ngại, trong đó khó nhất là việc xử lý tài sản DN để giải quyết quyền lợi cho CN. Cụ thể, điểm c khoản 2 mục III Thông tư liên tịch số 06/2009 (hướng dẫn thực hiện Quyết định số 30 /2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc hỗ trợ đối với NLĐ mất việc làm trong DN gặp khó khăn do suy giảm kinh tế) của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Tài chính, nêu: “Chủ tịch UBND cấp tỉnh giao Sở Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Sở Tài chính thực hiện việc xử lý tài sản của DN để hoàn trả tạm ứng từ ngân sách địa phương”.

Tuy nhiên, trong thực tế, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính chỉ là cơ quan chuyên môn, không có chức năng thu giữ và quản lý tài sản của DN. Bên cạnh đó, pháp luật hiện hành cũng chưa xác định cơ chế xử lý nhanh tài sản của DN có chủ bỏ trốn để bảo đảm việc xử lý tài sản đúng quy định, bảo toàn giá trị tài sản và hoàn trả số tiền ngân sách đã tạm ứng. Do đó, sau khi ứng lương cho NLĐ, việc xử lý tài sản của DN thường rơi vào bế tắc bởi quy trình phá sản rất nhiêu khê.

Cũng chính những trở ngại trên đã gây khó khăn cho TP HCM trong việc thu hồi ngân sách sau khi đã tạm ứng trả lương cho CN tại những DN này. Luật định khi DN phá sản, ưu tiên hàng đầu là giải quyết quyền lợi NLĐ. Tại TP HCM, các cơ quan chức năng thường hướng dẫn NLĐ thông qua Công đoàn cấp trên đề nghị tòa án mở thủ tục phá sản DN hoặc đề nghị NLĐ khởi kiện dân sự đối với khoản nợ lương. Tuy nhiên, 2 giải pháp này cũng không mấy khả thi.

Trong năm 2014, UBND TP đã có công văn kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành hướng dẫn quy trình xử lý nhanh tài sản của các DN diện này nhưng đến nay vẫn chưa có hồi âm. “Xây dựng cơ chế xử lý linh hoạt tài sản DN có chủ bỏ trốn để bảo vệ quyền lợi chính đáng, hợp pháp của CN là yêu cầu sống còn. Các bộ, ngành còn chần chừ lúc nào là CN càng thiệt thòi chừng ấy” - ông Nguyễn Văn Khải, Phó Chủ tịch Thường trực LĐLĐ TP HCM, bày tỏ.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo