xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Khuyến khích đối thoại

Bài và ảnh: HỒNG ĐÀO

Đối thoại thường xuyên sẽ giúp doanh nghiệp ổn định quan hệ lao động lâu dài

“Hiện đã có 100/750 doanh nghiệp (DN) có Công đoàn (CĐ) cơ sở tổ chức đối thoại định kỳ 3 tháng/lần. Tuy nhiên, trong 100 đơn vị này, chỉ có 1/3 thực hiện đúng quy trình, còn lại chủ yếu là làm cho lấy có nhằm đối phó với các cơ quan chức năng” - ông Trần Công Khanh, Chủ tịch CĐ các KCX-KCN TP HCM, cho biết như vậy tại hội thảo về giải pháp thực hiện Nghị định 60/2013/NĐ-CP (về thực hiện quy chế dân chủ cơ sở tại nơi làm việc) do CĐ các KCX-KCN TP tổ chức mới đây.

Linh hoạt

Đại diện nhiều DN khẳng định: Tổ chức đối thoại định kỳ (3 tháng/lần) là việc làm cần thiết nhằm hóa giải những gút mắc, tiến tới bình ổn quan hệ lao động. Tuy nhiên, cũng có không ít ý kiến bày tỏ băn khoăn về tính khả thi.

Công nhân phát biểu ý kiến tại hội nghị người lao động Công ty TNHH Juki Việt Nam (KCX Tân Thuận)
Công nhân phát biểu ý kiến tại hội nghị người lao động Công ty TNHH Juki Việt Nam (KCX Tân Thuận)

Dẫn chứng thực tế tại DN, ông Nguyễn Xuân Thủy, đại diện Công ty TNHH Mtex (KCX Tân Thuận), cho biết khi phát hiện quan hệ lao động xuất hiện mầm mống bất ổn, đội ngũ quản lý người Việt thường chủ động đề xuất ban giám đốc tổ chức đối thoại ngay để giải quyết dứt điểm. Dù vậy, nỗ lực ấy thường gặp không ít trở ngại, khi đại diện chủ đầu tư liên tục đặt ra nhiều câu hỏi khá hóc búa, như: “Nếu DN đã tổ chức đại hội CĐ thì việc tổ chức đối thoại định kỳ và hội nghị NLĐ có ý nghĩa gì? Đại hội CĐ đã bầu ra ban chấp hành để đại diện cho tập thể lao động, nay việc đối thoại định kỳ còn buộc bầu thêm những người đại diện cho NLĐ, điều này có cần thiết? “Trường hợp này, nếu không khéo léo giải thích, việc tổ chức đối thoại sẽ giẫm chân tại chỗ” - ông Thủy nói. Ở một góc nhìn khác, bà Trần Thị Hạnh, Phó Tổng Giám đốc Công ty liên doanh Gió Mới (KCN Tân Thới Hiệp), cho rằng DN đã có thỏa ước lao động tập thể và chăm sóc tốt cho công nhân (CN) thì không nhất thiết phải tổ chức đối thoại. “Vì vậy việc tổ chức đối thoại định kỳ không nên quá cứng nhắc, ngoại trừ trường hợp kiến nghị của tập thể lao động liên quan đến quyền lợi số đông” - bà Hạnh đặt vấn đề.

Ở góc độ quản lý, ông Trần Hảo Trí, Phó Phòng Quan hệ Lao động các KCX-KCN TP, cho biết nhiều vụ tranh chấp lao động xảy ra là do người lao động (NLĐ) và người sử dụng lao động (NSDLĐ) chưa hiểu nhau. Nghị định 60 ra đời nhằm giúp NSDLĐ và NLĐ giải quyết vấn đề này. “Khi tranh chấp xảy ra, chắc chắn quan hệ giữa NLĐ và NSDLĐ sẽ bị tổn thương, có khi rất khó hàn gắn. Về nguyên tắc, luật định thì DN phải tuân thủ và đó là lựa chọn duy nhất. Tuy vậy, luật nên cho phép DN linh hoạt xây dựng nhiều hình thức đối thoại phù hợp như lập trang Facebook, bản tin nội bộ hoặc hộp thư để NLĐ góp ý...

Ngăn ngừa tranh chấp

Từ thực tiễn sinh động tại đơn vị, ông Lưu Kim Hồng, Chủ tịch CĐ Công ty Nidec Việt Nam (Khu Công nghệ cao), cho biết 4 năm nay, ban giám đốc và CĐ cơ sở đều duy trì tổ chức đối thoại định kỳ hằng tháng. Bên cạnh đó, công ty còn có hộp thư góp ý để CN có thể gửi tâm tư, nguyện vọng đến ban giám đốc. Nhờ đa dạng hình thức đối thoại mà mọi bức xúc của CN đều giải quyết dứt điểm, góp phần ngăn ngừa tranh chấp từ gốc. “Rõ ràng, DN có tổ chức đối thoại hằng tháng nhưng nếu xét ở góc độ luật pháp chưa đúng. Do vậy, luật cần tính đến phương án khác khả thi hơn để khuyến khích DN duy trì đối thoại” - ông Hồng nói. Nhiều ý kiến góp ý cần xem lại cơ cấu thành phần tham gia đối thoại. Chẳng hạn, nếu đã có sự hiện diện của CĐ cơ sở thì không nhất thiết phải có thêm đại diện tập thể lao động.

Khẳng định tầm quan trọng của cơ chế đối thoại song bà Nguyễn Thị Như Hương, Trưởng Phòng Nhân sự Công ty Thiên Long (KCN Tân Tạo), cho rằng về lâu dài phải có biện pháp nâng chất đối thoại. “Do trình độ hạn chế nên ý kiến đóng góp của CN tại buổi đối thoại thường tập trung vào những vấn đề vụn vặt như chất lượng cơm giữa ca, đồng phục, nước uống..., ảnh hưởng đến chất lượng đối thoại. Để đối thoại có thực chất, cần tính đến phương án chọn lọc kỹ thành viên tham dự đối thoại” - bà Hương kiến nghị. 

Không được chủ quan

Ông Nguyễn Phi Hổ, Phó trưởng Ban Chính sách Pháp luật LĐLĐ TP HCM, cho rằng DN không nên bỏ qua những ý kiến tưởng chừng rất vụn vặt của NLĐ bởi đó có thể là nguyên nhân dẫn đến tranh chấp. Việc tổ chức đối thoại không cố định về mặt thời gian, do vậy DN có thể lựa chọn thời gian phù hợp với tình hình thực tế tại đơn vị. Khi đối thoại, không nhất thiết phải có đầy đủ người lao động, ban giám đốc, mỗi bên chỉ cần 3 đại diện.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo