xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Lao động lành nghề đắc dụng

Bài và ảnh: Hồng Nhung

Người lao động vững vàng áp dụng kiến thức trong quá trình làm việc sẽ được nhà tuyển dụng săn đón

Ghi nhận tại Phòng Dịch vụ Việc làm (DVVL) Báo Người Lao Động sau Tết Nguyên đán 2014, phần lớn ứng viên đến tìm việc đều có kinh nghiệm ít nhất 1 năm và bằng cấp chỉn chu ở lĩnh vực ứng tuyển. Các doanh nghiệp (DN) đến văn phòng tuyển dụng trực tiếp cũng đưa ra nhiều vị trí hấp dẫn, phân bổ đều ở các trình độ, loại hình công việc. “Khi phỏng vấn, DN đều tìm ứng viên lành nghề thông qua các tiêu chí: tay nghề, thái độ chuyên nghiệp, kinh nghiệm trong nghề…” - bà Trần Thị Kim Liên, Phó trưởng Phòng DVVL Báo Người Lao Động, nhận xét.

Coi trọng năng lực thật sự

Bà Liên cho biết đa số DN đến tìm người đều chia sẻ bằng cấp là yếu tố đầu tiên để đánh giá khả năng ứng viên song kiến thức thể hiện qua cách trao đổi trong quá trình phỏng vấn của ứng viên mới được nhà tuyển dụng (NTD) lưu tâm. Hiện số lượng người lao động đáp ứng được yêu cầu này vẫn còn rất ít. Tình trạng thừa bằng cấp nhưng “loãng” kiến thức vẫn phổ biến. Vì vậy, ứng viên có bằng “đẹp” nhưng không có nghề vẫn bị loại thẳng từ vòng sơ tuyển. Chị Nguyễn Thanh Nhàn, nộp hồ sơ ứng tuyển ngành kế toán, cũng thừa nhận: “Khi phỏng vấn, tôi nhận ra mặc dù có bằng đại học chuyên ngành nhưng thao tác làm việc lúng túng sẽ bị NTD đánh rớt. Năm nay, quan điểm có bằng cấp cao sẽ được DN nhận vào để đào tạo đã không còn”.

Sinh viên trường nghề có nhiều cơ hội việc làm trước xu hướng tuyển lao động kỹ thuật trình độ của 
doanh nghiệp. (Ảnh chụp tại Trường CĐ Nghề TP HCM)
Sinh viên trường nghề có nhiều cơ hội việc làm trước xu hướng tuyển lao động kỹ thuật trình độ của doanh nghiệp. (Ảnh chụp tại Trường CĐ Nghề TP HCM)

Theo bà Bùi Thị Thanh Thúy, Giám đốc Nhân sự Công ty TNHH Bảo hiểm Nhân thọ Prudential Việt Nam, hằng năm chiến lược dùng người luôn thay đổi theo kế hoạch phát triển của công ty. Để mở rộng và phát triển quy mô kinh doanh, công ty chủ động tuyển lao động có trình độ. Ngoài bằng cấp, nếu ứng viên biết cách sử dụng thành thạo kiến thức trong công việc thì sẽ được xếp vào nhóm ứng viên tiềm năng để đào tạo, cho cơ hội thăng tiến.

Nhiều DN còn áp dụng biện pháp kêu gọi nhân viên của công ty giới thiệu, đề bạt ứng viên vững tay nghề khi tìm lao động. Tập thể Công ty FAPV (KCX Tân Thuận, TP HCM) đang ráo riết tìm kiếm công nhân tay nghề cao cho DN. Nếu ứng viên được chọn, người giới thiệu sẽ được hưởng một khoản hoa hồng.

Cần lao động thạo nghề

Ông Nguyễn Lê Đình Hải, Trưởng Phòng Đào tạo Trường CĐ Nghề Nguyễn Trường Tộ, cho biết nhu cầu tuyển lao động lành nghề của DN ngày càng tăng. Khác xu hướng tuyển lao động phổ thông như mọi năm, năm nay các DN sản xuất ưu tiên công nhân có trình độ, xuất thân từ trường nghề đã qua cọ xát sau quá trình học tập và rèn luyện để bảo đảm tính ổn định và chất lượng của nguồn nhân lực. Sinh viên trường nghề vẫn thất nghiệp nếu không biết vận dụng kiến thức vào dây chuyền sản xuất.

Ông Trần Anh Tuấn, Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo Nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động TP HCM, cũng cho rằng ngoài kỹ năng giao tiếp, tư duy và hoạt động nhóm, các DN có quy mô lớn luôn chú trọng năng lực chuyên môn của nhân viên trong quá trình làm việc. Nếu người lao động chỉ có kỹ năng mềm mà không có kiến thức sâu, rộng trong lĩnh vực phụ trách cũng dễ dàng bị đào thải. “Nhân viên có trình độ được DN đánh giá qua năng suất sau khi hiện thực hóa những gì đã học vào công việc chứ không phải qua bằng cấp” - ông Tuấn nhìn nhận.

Theo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội TP HCM, từ nay đến năm 2020, các tỉnh, thành phía Nam sẽ cần hơn 1 triệu lao động. Việc làm sẽ trải đều ở tất cả các nhóm ngành nghề. Trong đó, nhóm ngành kỹ thuật, công nghệ chiếm 35% (mỗi năm cần khoảng 270.000 lao động), sau đó là ngành như kinh tế, tài chính - ngân hàng, khoa học tự nhiên, khoa học xã hội & nhân văn, du lịch, sư phạm và quản lý giáo dục...

Ứng viên hướng ngoại

Ông Tôn Thất Anh Vũ, Phó Giám đốc Nhân sự Ngân hàng HSBC Việt Nam, cho biết: Hiện nhiều lao động dưới 30 tuổi có nguyện vọng ra nước ngoài làm việc. Điều này chứng tỏ lớp lao động trẻ dần có ý thức trong việc trau dồi kiến thức căn bản để thích ứng và thăng tiến trong môi trường chuyên nghiệp. HSBC sẵn sàng tiếp nhận và xem xét hồ sơ ứng viên có nguyện vọng làm việc ở nước ngoài. Ngoài kỹ năng, ngoại ngữ, ứng viên phải có kiến thức nền chuyên sâu để thích ứng với thị trường lao động quốc tế.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo