xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Mỏi mệt vì thủ tục

Bài và ảnh: Bảo Ngọc

Người lao động ngoài việc bị các doanh nghiệp làm khó trong việc giải quyết tranh chấp còn bị các thủ tục trói buộc…

“Bị công ty đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động (HĐLĐ) trái pháp luật nên tôi khởi kiện ra tòa  mong được giải quyết. Nhưng tòa làm khó, bắt tôi nhiều lần lên xuống và đến nay đã hơn 3 tháng vẫn chưa thụ lý. Tòa còn yêu cầu tôi phải có biên bản hòa giải mới thụ lý, trong khi pháp luật quy định việc đơn phương chấm dứt HĐLĐ không nhất thiết phải hòa giải”. Đây là bức xúc của anh Hàng Đăng Khoa, ngụ quận Bình Thạnh - TPHCM, trong đơn khiếu nại, nhờ can thiệp gửi LĐLĐ TPHCM và Báo Người Lao Động mới đây.

Cùng một vụ việc, hai cách hành xử

Ngày 9-6-2010, anh Khoa được chi nhánh công ty P. ở quận 1-TPHCM ký HĐLĐ một năm với chức danh trưởng phòng cung ứng, địa điểm làm việc tại quận Bình Thạnh. Đến ngày 26-1-2011, anh Khoa nhận được thông báo chấm dứt HĐLĐ từ ngày 9-2-2011.

img

Anh Hàng Đăng Khoa đến tòa soạn Báo Người Lao Động nhờ can thiệp

Ngày 25-8, anh Khoa nộp đơn khởi kiện tại TAND quận 1, đơn vị này hẹn đến ngày 1-9 đến nhận kết quả trả lời đơn. Đến hẹn, anh Khoa đến thì được hẹn vào ngày 10-10. Đúng hẹn, anh Khoa đến thì được hướng dẫn đến TAND quận Bình Thạnh nộp đơn kiện. Ngày 13-10, anh Khoa đến TAND quận Bình Thạnh nộp đơn thì được hướng dẫn về quận 1 nơi có trụ sở chi nhánh để được thụ lý. Anh Khoa trở lại TAND quận 1 yêu cầu đơn vị này nhận đơn khởi kiện và nếu không nhận phải có văn bản trả lời chính thức.
Đến ngày 1-11, TAND quận 1 có thông báo trả lại đơn khởi kiện với nội dung “tranh chấp giữa anh Khoa và công ty P. không phát sinh từ hoạt động của chi nhánh và nguyên đơn không làm việc tại quận 1, còn bị đơn có trụ sở ở Hà Nội nên vụ án không thuộc thẩm quyền giải quyết của TAND quận 1”.

Cũng vào ngày 9-6-2010, anh Khoa được chi nhánh công ty K.  tại quận 1 ký hợp đồng cộng tác viên thời hạn 6 tháng, địa điểm làm việc ở quận Bình Thạnh (công ty K. và công ty P. đều là công ty con của Công ty CP Tập đoàn Gami). Hết hạn hợp đồng, anh Khoa vẫn tiếp tục làm việc nhưng công ty K. không ký hợp đồng. Đến ngày 26-1-2011, anh Khoa đang làm việc thì nhận được thông báo chấm dứt HĐLĐ. Ngày 25-8, anh Khoa nộp đơn khởi kiện tại TAND quận 1 và được nơi đây thụ lý hồ sơ nhưng yêu cầu phải về hòa giải tại Phòng LĐ-TB-XH quận 1. Có thể nói, cùng một sự việc nhưng TAND quận 1 đã có 2 cách hành xử khác nhau.

Đẩy người lao động… đi loanh quanh

Chị Hoàng Thị Thanh Thương và Nguyễn Thị Hồng Châu là nhân viên của Công ty Trọng Tín Việt Nam, trụ sở ở Hà Nội nhưng ký HĐLĐ và làm việc ở văn phòng đại diện tại quận Phú Nhuận-TPHCM. Khi các chị nghỉ việc, không được công ty thanh toán tiền lương. Do khiếu nại nhiều lần không được giải quyết, hai chị nộp đơn đến Phòng LĐ-TB-XH quận Phú Nhuận. Sau khi nhận đơn, đơn vị này có văn bản gửi Thanh tra Sở LĐ-TB-XH TP với nội dung: Tranh chấp phát sinh tại văn phòng đại diện nằm trên địa bàn quận nhưng trụ sở chính ở Hà Nội. Điều đó gây nhiều khó khăn (…) nên Phòng LĐ-TB-XH quận Phú Nhuận chuyển hồ sơ khiếu nại của các chị đến Thanh tra Sở LĐ-TB-XH TP để xem xét, giải quyết.

Sau đó, Thanh tra Sở LĐ-TB-XH TP đề nghị các chị trở về Phòng LĐ-TB-XH quận Phú Nhuận để được hướng dẫn. Tại đây, một lần nữa Phòng LĐ-TB-XH quận Phú Nhuận lại có văn bản chuyển đơn và đề nghị các chị về trụ sở công ty ở… Hà Nội để hòa giải. Theo quy định tại khoản 1, điều 37 Luật Doanh nghiệp, văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ đại diện theo ủy quyền cho lợi ích của doanh nghiệp và bảo vệ các lợi ích đó. Trong thực tế, người sử dụng lao động thường cố ý làm khó người lao động bằng cách không ủy quyền cho văn phòng đại diện giải quyết tranh chấp lao động.

Luật sư Nguyễn Thị Anh Đào, Trưởng Văn phòng Luật sư Công đoàn:

Thuộc thẩm quyền của TAND quận 1 - TPHCM

Cả hai Công ty P. và K. đều có chi nhánh đặt tại quận 1-TPHCM. Chi nhánh thực hiện mọi nghĩa vụ cũng như đăng ký pháp lý tại quận 1 nên mọi tranh chấp phải được giải quyết tại nơi đăng ký pháp lý chính thức, tức là ở quận 1. Theo điểm b, khoản 1, điều 36 Bộ Luật Tố tụng Dân sự, nếu tranh chấp phát sinh từ hoạt động của chi nhánh thì nguyên đơn có thể yêu cầu TAND nơi tổ chức có trụ sở hoặc chi nhánh giải quyết. Như vậy, xác định vụ kiện thuộc thẩm quyền của TAND quận 1 là đúng. Ngoài ra, cả hai vụ tranh chấp đều xuất phát từ lý do bị đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật nên theo quy định, không bắt buộc phải qua hòa giải cơ sở.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo