xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Món ngon của “ông Sáu khó”

Minh Châu

Chồng tôi là dân quê thứ thiệt. Chính vì vậy, anh có những sở thích… không giống ai. Chẳng hạn, anh thích ăn cá hủn hỉn kho tiêu chứ không thèm mấy loại cá lớn 5-7 kg; cá trê, cá lóc thì ưng loại cá đồng lớn hơn ngón chân cái một chút.

Còn tôm tép thì chỉ thích tép rong, tép đất chứ không chịu ăn tôm sú, tôm thẻ nuôi trong đầm. Đặc biệt, có một thứ mà bất luận chế biến món gì cũng phải chẻ dọc chứ không được cắt ngang. Đó là món chuối cây. Trộn gỏi, muối dưa, nấu canh chua, chấm mắm… tất tần tật mọi thứ đều phải “chẻ dọc”. Bởi vậy, mấy đứa con tôi gọi ba của chúng là “ông Sáu khó”.

img

Tuần trước, tôi theo “ông Sáu khó” về quê dự đám giỗ một người bà con. Tôi mon men xuống bếp định làm phụ thì mấy đứa cháu ngăn lại: “Bác Sáu ngồi chơi đi, để tụi con làm”. Tôi không biết tụi nhỏ sợ mình làm không giống ý chúng hay là không dám để mình động tay động chân nên đành phải nghe lời, xách cái ghế ra ngồi bên cạnh xem tụi nó làm. Tụi nhỏ đứa thì nhổ lông gà, lông vịt; đứa thì gọt khoai, đứa lặt rau… Trong số này, tôi đặc biệt chú ý đến đứa đang chẻ chuối cây để trộn gỏi.

Ở quê ông xã tôi, chuối cây để trộn gỏi thường là chuối sáp, thứ chuối thuộc loại ngon nhất khi trộn gỏi. Từ trước đến giờ, mỗi khi chẻ chuối để trộn gỏi, tôi thường cắt khúc thành từng đoạn dài chừng 5 phân, sau đó gọt bỏ vỏ già bên ngoài, còn lại phần lỏi non bên trong tôi ngâm trong thau nước chanh cho chuối không bị thâm, rồi chẻ dọc thân chuối, chẻ đến đâu tiếp tục ngâm nước chanh đến đó, khi nào chẻ xong thì vớt ra rửa lại, vắt ráo trước khi trộn gỏi.

Tôi làm vậy và thấy nhiều người cũng làm vậy. Nhưng hôm đó, đứa cháu đã “khai sáng” cho tôi cách làm khác. Nó không ngâm chuối vô thau nước có vắt chanh mà chẻ xong một khúc lại vắt chanh vào chỗ chuối mới chẻ xong và tiếp tục chẻ khúc khác, rồi lại vắt chanh vô chỗ vừa chẻ. Cứ vậy cho đến khi chẻ xong mớ chuối.

Tôi ngạc nhiên, buột miệng: “Ủa, sao cháu không ngâm vô nước chanh mà lại làm như vậy?”. Đứa cháu vừa vớt chỗ chuối cây mới chẻ xong cho vô rổ để cho ráo vừa giải thích: “Nếu ngâm, chuối bị ngấm nước, lúc trộn gỏi phải vắt cho ráo nên chuối sẽ bị dập mà cũng không hết nước. Với lại, khi trộn gỏi, mình còn thêm giấm, đường, nước mắm thành ra nước sẽ lõng bõng, không ngon; chưa nói là chuối sẽ mềm, không còn giòn nữa. Con làm như vầy, chỉ cần thêm đường, chút nước mắm tỏi ớt, rau thơm là xong”.

Nghe đứa cháu giải thích, tôi thấy mình già đầu rồi mà một chuyện đơn giản như vậy cũng không biết. Hôm đó lần đầu tiên trong đời tôi được ăn miếng gỏi chuối cây giòn sần sật; vị chua, ngọt, mặn hòa quyện thật đậm đà. “Ông Sáu khó” khi nghe tôi khen món gỏi chuối cây của cháu thì tủm tỉm cười: “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn hén bà xã”.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo