xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Người đi “khai phá”

Bài và ảnh: Hồng Đào

Trong doanh nghiệp, nếu lãnh đạo không quan tâm, tôn trọng nhân viên, họ sẽ làm việc với tâm lý đối phó, bị đè nén; cảm giác bức bối, thiếu hợp tác dẫn đến hiệu quả làm việc kém

Nhiệt huyết, mạnh mẽ nhưng không kém phần sâu sắc là ấn tượng của tôi về bà Nguyễn Thị Tâm, Giám đốc Trung tâm Đào tạo và Ứng dụng khoa học tâm lý Hồn Việt. Học tâm lý, ra trường không có đất dụng võ, bà làm nhiều nghề để kiếm sống, nuôi dưỡng đam mê để cuối cùng trở về với lĩnh vực tâm lý.

Đam mê mãnh liệt

“Để xây dựng Hồn Việt như ngày nay, tôi phải chọn đi đường vòng. Ra trường, “lăn lộn” hơn 10 năm ở các doanh nghiệp, tôi chợt nhận ra: Tâm lý là yếu tố tối cần thiết trong mọi tổ chức. Việc ứng dụng tâm lý tạo ra hiệu quả vượt bậc trong đời sống của con người nhưng điều đó chưa được quan tâm. Hồn Việt ra đời từ những trăn trở đó”- bà Tâm tiết lộ.

 Khi còn nhỏ, bà thấy mình rất hay xúc động trước những nỗi niềm của người khác và mơ ước trở thành “nhà tâm lý”. Tốt nghiệp đúng ngành học mơ ước nhưng bà lại phải làm đủ nghề “tay trái” để kiếm sống như làm báo, kinh doanh, quảng cáo… Thậm chí, có lần, không chịu nổi sự độc đoán của một vị lãnh đạo, bà nghỉ việc về… mở đại lý bán gạo và vẫn âm thầm học thêm, chuẩn bị cho sự ra đời của Hồn Việt.

Bà bộc bạch: “Tâm lý là một nghề khó. Nếu ai chọn nó phải có một định hướng nghề nghiệp với sự hiểu biết rõ ràng, một đam mê mãnh liệt mới đủ kiên nhẫn dấn thân. Quan trọng hơn, “nhà tâm lý” phải đặt mục tiêu học tập suốt đời bởi đó là một nghề đòi hỏi phải biết lắng nghe, chia sẻ, gợi mở, cảm thông, thấu hiểu và tôn trọng”.

Chăm sóc sức khỏe tinh thần

Năm 2005, bà Tâm đến Sở Kế hoạch - Đầu tư TPHCM đăng ký thành lập công ty chuyên đào tạo và cung ứng về tâm lý nhưng không có mã nghề cho dịch vụ tư vấn - đào tạo tâm lý trong danh sách mấy trăm ngành nghề. Không cam chịu, bà viết đơn gửi Bộ Kế hoạch - Đầu tư đề nghị mở mã ngành. “Có đi thì có đến”, đầu năm 2006, Trung tâm Đào tạo và Ứng dụng khoa học tâm lý Hồn Việt ra đời.

img
Bà Nguyễn Thị Tâm trong một buổi trao đổi về cân bằng giữa gia đình và công việc
Hồn Việt ra đời được 2 tháng, hàng loạt vụ ngừng việc xảy ra khắp cả nước, bà cùng Hội Tâm lý TP phối hợp với LĐLĐ TP thực hiện hội thảo “Chăm sóc tinh thần cho người lao động” và chương trình “100 ngày tư vấn tâm lý miễn phí cho công nhân”. Chương trình đã được doanh nghiệp tại các KCX-KCN hưởng ứng nhiệt tình vì đã gióng lên tiếng chuông cảnh tỉnh về vấn đề tâm lý và sức khỏe tinh thần của người lao động.

Hồn Việt còn sáng tạo chương trình đào tạo tâm lý ứng dụng cho lãnh đạo, công chức văn phòng. Hơn 50 khóa học với 1.000 chuyên viên tâm lý trong doanh nghiệp đã được Hồn Việt đào tạo.

Giúp gia tăng hiệu quả công việc

Giám đốc Hồn Việt nhận xét: “Người Việt rất giỏi nhưng làm việc thì hiệu quả chưa cao do mỗi người đều có “cái tôi” quá lớn, hay làm việc theo cảm xúc, dễ tạo mâu thuẫn trong tổ chức và phối hợp nhóm kém”. Từ đánh giá ấy, bà Tâm quyết tâm hỗ trợ để thay đổi nhận thức và huấn luyện cách làm việc đội nhóm để gia tăng hiệu quả công việc. “Lãnh đạo doanh nghiệp thường nhìn nhân viên như là người làm thuê chứ không phải là một cộng sự, họ nghĩ và làm theo ý mình chứ ít lắng nghe người lao động cần gì, nghĩ gì, cảm xúc như thế nào. Nếu sếp không quan tâm, không tôn trọng nhân viên, họ sẽ làm việc với tâm lý đối phó, bị đè nén, cảm giác bức bối, thiếu hợp tác, hiệu quả công việc không cao”- bà đúc kết.

Chị Trần Thị Việt Nga, Trưởng Phòng Nhân sự Công ty Việt Hưng, nhận xét: “Giải pháp chăm sóc tinh thần - bình ổn tâm lý nhân sự” dành cho lãnh đạo cấp trung của Hồn Việt đã giúp đội ngũ cán bộ quản lý các phòng ban của công ty có cách ứng xử phù hợp với nhân viên, giải tỏa căng thẳng để mọi người thấy thoải mái, làm việc vui vẻ trong một tập thể lớn”.

Bà Nguyễn Thị Tâm cho biết: “Trong gia đình Việt, cha mẹ nói, con cái phải nghe, không được cãi. Điều này đã hình thành tâm lý kém tự tin ngay khi còn bé. Vì thế, khi ra đời làm việc, không hài lòng điều gì, người lao động thường không dám phản biện với sếp mà đi “than thở” cùng đồng nghiệp hoặc bỏ đi nơi khác. Thật ra, nếu họ nói chuyện thẳng thắn với lãnh đạo thì mọi việc có thể được hiểu và  giải tỏa”.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo