xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Những lời nói… “đốt nhà”

Bài và ảnh: Bạch Đằng

Là cán bộ quản lý, nhất thiết mỗi lời nói đều phải cân nhắc. Không thể đổ lỗi do nóng giận, thiếu kiềm chế mà nói những lời khó nghe với nhân viên

“Đứa nào không làm thì nghỉ chớ đừng có yêu sách này nọ. Xong việc này, tao kiểm tra camera an ninh rồi sẽ xử hết mấy đứa đầu têu”. Vị quản đốc phân xưởng vừa đi vừa nói với vẻ thách thức. Ngay lập tức, đám đông công nhân (CN) vừa đồng ý với thông báo giải quyết yêu sách của giám đốc đã đùng đùng nổi giận, la ó om sòm và nhất quyết đứng ngoài sân chứ không vào xưởng. Vụ việc mới xảy ra cách đây vài hôm tại một doanh nghiệp (DN) ở huyện Bình Chánh, TP HCM.

Đổ dầu vào lửa

Sau khi tập thể CN ngừng việc để phản đối công ty ép tăng ca quá sức, bữa ăn quá tệ, đặc biệt là cán bộ kỹ thuật nước ngoài nhiều lần chửi mắng, xúc phạm CN, lãnh đạo công ty đã cam kết giải quyết toàn bộ kiến nghị của CN, trong đó có việc cho những nhân viên kỹ thuật hay chửi mắng CN nghỉ việc. Đổi lại, CN đồng ý trở lại làm việc để kịp giao hàng trước Tết. Thế nhưng, ngay lúc CN chuẩn bị vào xưởng thì quản đốc xưởng đã phát ngôn như trên. Một số CN nghe thấy đã lên tiếng phản đối. Ngay lập tức, mấy trăm CN cùng đồng loạt phản ứng. Vị đại diện cơ quan chức năng than phiền: “Phải nói ráo nước bọt CN mới chịu nghe, giờ ông quản đốc nói vậy chẳng khác nào đổ dầu vào lửa; không khéo xôi hỏng, bỏng không”.


Công nhân một doanh nghiệp tại TP HCM ngừng việc vì nhiều nguyên nhân, trong đó có việc bị cán bộ quản lý chửi mắng, xúc phạm

Công nhân một doanh nghiệp tại TP HCM ngừng việc vì nhiều nguyên nhân, trong đó có việc bị cán bộ quản lý chửi mắng, xúc phạm

Rất may là mọi việc sau đó cũng được thu xếp ổn thỏa. Anh L.V.N, một trong những CN từng bị nhân viên kỹ thuật nước ngoài chửi mắng, túm tóc, giật rách áo, kể: “Vì miếng cơm manh áo nên tôi phải nhịn nhưng anh em khác không chịu được nên phản ứng. Công bằng mà nói, những chuyện này giám đốc công ty (cũng là người nước ngoài) không hề biết. Nếu chúng tôi không ngừng việc, hẳn ông ấy cũng không biết chúng tôi phải tăng ca quá quy định của pháp luật, bữa ăn bị bớt xén và nhất là luôn bị chửi mắng thậm tệ mỗi khi lỡ để ra sai sót. Làm việc trong tâm trạng căng thẳng như vậy thì không thể nào hoàn thành tốt công việc được”.

Đẩy mâu thuẫn đi xa

“Con người ta có lúc vầy, lúc khác; lúc vui, lúc buồn; có nhiều khi không kiềm chế được nên phát ngôn không đúng với vai trò, vị trí của mình. Từ vụ việc xảy ra với anh Tân, chúng tôi rút ra được nhiều bài học cho công tác quản lý của ông”. Ông Lê Đình Hưng, giám đốc công ty P.V.A (quận Thủ Đức, TP HCM), chia sẻ về chuyện lùm xùm tại công ty vào cuối năm 2016.

Anh Tân là một nhân viên giỏi của công ty. Nhưng “ngựa hay là ngựa chứng”, anh Tân cũng không ngoại lệ. Anh luôn chống đối ông Đ.N.Tr, người quản lý trực tiếp của mình và xem thường ông ta ra mặt. Lý do là bởi ông Tr. trong công tác điều hành rất nhiều lần để xảy ra sai sót. Đặc biệt, ông Tr. đối xử với nhân viên có phần thiếu công bằng, người thương, kẻ ghét và anh Tân là người bị ông ghét cay ghét đắng. Mỗi khi nhắc đến Tân, ông Tr. không bao giờ gọi đúng tên mà lúc thì gọi “thằng điên”, “thằng dở hơi”; khi thì kêu là “thằng mắc ma”, “đồ thần kinh”…

Mâu thuẫn giữa hai bên được đẩy lên đỉnh điểm trong một cuộc liên hoan của phòng. Lời qua tiếng lại một hồi, nhân viên và sếp choảng nhau. Trưởng phòng bị gãy 2 cái răng cửa do ngã đập mặt vô tường, nhân viên bị bầm mắt vì bị sếp ném cái ly vô mặt. “Để giữ thể diện cho cán bộ quản lý, chúng tôi xử lý kỷ luật sa thải anh Tân. Thế là anh ta đâm đơn kiện. Không chỉ vậy, anh ta còn viết đơn gửi các cơ quan chức năng kể tất tần tật các sai phạm của công ty về thuế, về chính sách lao động… Thú thật, cuối năm sản xuất căng thẳng nhưng tôi không mệt bằng việc phải tiếp điện thoại của các cơ quan chức năng và báo chí” - ông Hưng than thở.

Nhưng với ông Hưng, mọi việc càng trở nên tồi tệ hơn khi cuối cùng ông cũng phải nhận anh Tân trở lại làm việc vì đã sa thải không đúng trình tự, thủ tục. Ông than thở: “Tôi đang đau đầu vì không biết sắp xếp thế nào. Hiện giờ, anh ta không đồng ý với bất cứ đề nghị nào của công ty mà khăng khăng đòi về bộ phận cũ”.

Có thể dẫn đến hậu quả khó lường

Theo chuyên gia tâm lý Nguyễn Thị Thanh Mai, lời nói không phải gươm đao nhưng có thể khiến người khác bị tổn thương sâu sắc, thậm chí dẫn đến hậu quả khó lường. Bà Thanh Mai nhấn mạnh: “Là cán bộ quản lý, nhất thiết mỗi lời nói đều phải cân nhắc, nghĩ suy cặn kẽ. Không thể đổ thừa do nóng giận, thiếu kiềm chế mà nói những lời khó nghe. Một khi đã là lãnh đạo, dù ở bất cứ cấp nào thì cũng phải làm gương; không được phép nói năng, hành động không đúng”.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo