xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Phải đột phá để thích ứng với cách mạng công nghiệp 4.0

Tin-ảnh: T.Nga

Sáng 27-9, hơn 200 cán bộ Công đoàn (CĐ) chuyên trách đã tham dự hội nghị báo cáo chuyên đề "Cuộc cách mạng khoa học công nghệ lần thứ 4 (cách mạng công nghiệp 4.0) và những thách thức đối với tổ chức CĐ TP" do LĐLĐ TP HCM tổ chức.


Trao đổi tại hội nghị, TS Nguyễn Việt Dũng, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ TP HCM, cho rằng cách mạng công nghiệp 4.0 tác động rất lớn đến việc làm của người lao động (NLĐ), nhất là các ngành thâm dụng lao động. Cụ thể như trong ngành dệt may, ở một số nơi đã xuất hiện robot làm việc trong nhà máy, thậm chí thay thế NLĐ ở một số bộ phận, công đoạn. Bên cạnh đó, theo Tổ chức Lao động quốc tế, với sự tác động mạnh mẽ này, 2/3 trong tổng số 9,2 triệu lao động ngành dệt may và da giày tại Đông Nam Á đang bị đe dọa. Tại Việt Nam, 86% lao động trong ngành may mặc, da giày sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề từ làn sóng tự động hóa, công nghiệp hóa.

Phải đột phá để thích ứng với cách mạng công nghiệp 4.0 - Ảnh 1.

Cán bộ Công đoàn nghe báo cáo về cách mạng công nghiệp 4.0

Bên cạnh những thách thức, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 cũng mang đến cơ hội lớn về trí tuệ nhân tạo, công nghệ hiện đại để thúc đẩy tài năng, năng suất, việc làm và thu nhập cao. Nhiều ngành nghề mới đã xuất hiện, tạo ra nhiều việc làm và cơ hội cho NLĐ. "Để thích ứng, các doanh nghiệp cần nhanh chóng đổi mới công nghệ, thay đổi mô hình hoạt động, tập trung nguồn lực để sáng tạo ra nhiều sản phẩm mới. Nếu không tự làm mới mình, doanh nghiệp sẽ tụt hậu. Taxi truyền thống và Uber, Grab là một ví dụ. Uber xuất hiện với những đột phá về hệ thống quản lý, dễ dàng kết nối người dùng đã nhanh chóng phát triển. Trong khi đó, taxi truyền thống chậm thay đổi nên thời gian qua đã gặp rất nhiều khó khăn" - ông Dũng nhấn mạnh.

Là đại diện cho NLĐ, tổ chức Công đoàn cũng không nằm ngoài sự tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Để ứng phó với tình hình mới, ông Trần Đoàn Trung, Phó Chủ tịch LĐLĐ TP HCM, cho rằng điều đầu tiên là phải thay đổi nhận thức của NLĐ và cả cán bộ Công đoàn, phải tuyên truyền để họ hiểu được tình hình. Mỗi người phải ý thức được sự thay đổi, cảm nhận được áp lực, thách thức từ cuộc công nghiệp lần này là của tất cả mọi người chứ không phải của riêng ai hay chỉ dành cho đối tượng nào.

Theo ông Trung, tổ chức CĐ cũng phải thay đổi mạnh mẽ và có tính đột phá. "Điển hình như việc số hóa trong công tác quản lý đoàn viên hay trong công tác tuyên truyền, khi mạng xã hội ngày càng có ảnh hưởng lớn thì CĐ không thể bó buộc trong những hình thức tuyên truyền cũ mà phải tận dụng triệt để các mạng xã hội để tiếp cận NLĐ. Hay như việc chăm lo, không nên áp dụng việc tổ chức "đại trà" và cá thể hóa mà đối với những nhóm đối tượng khác nhau thì sẽ có những hoạt động chăm lo tương ứng. Chỉ có như vậy, hoạt động CĐ mới hiệu quả và được NLĐ tin tưởng" - ông Trung nói. 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo