xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Phải là tổ chức "đại diện duy nhất"

Mai An

(NLĐO) - Cần hiến định trong Hiến pháp chức năng “đại diện duy nhất” của Công đoàn Việt Nam trong việc chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp và chính đáng của người lao động

Việc Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp đưa ra phương án bỏ điều 10 quy định về tổ chức Công đoàn (CĐ) Việt Nam đã không nhận được sự đồng tình của nhiều đại biểu Quốc hội, nhân dân lao động cả nước. Tôi cho rằng không những không bỏ mà cần hiến định rõ hơn nữa vai trò, chức năng của CĐ trong Hiến pháp, trong giai đoạn phát triển mới của đất nước.
 
img
Đại diện lãnh đạo LĐLĐ TPHCM tặng quà cho con công nhân ở quận 8. Ảnh: Thanh Nga

Trên thực tế, kể từ Hiến pháp năm 1980 đến Hiếp pháp sửa đổi lần này, tính quần chúng, tính giai cấp của CĐ luôn được thể hiện nhất quán, phù hợp với yêu cầu mới mà tổ chức CĐ các cấp đang phát huy. Do vậy, việc dành một điều để quy định về tổ chức CĐ Việt Nam là thật sự cần thiết, khẳng định vị trí, vai trò và chức năng của CĐ, không có lý gì phải bỏ.
 
Vấn đề đặt ra là nếu chọn phương án giữ điều 10 thì cần có những điều chỉnh, bổ sung phù hợp. Toàn bộ nội dung đề cập về CĐ trong điều 10 của dự thảo Hiến pháp sửa đổi chỉ gói gọn trong một câu, chưa bao quát hết vai trò, chức năng của CĐ.

 
Các báo cáo, nghiên cứu dựa trên thực tiễn hoạt động CĐ trong hơn 30 năm qua, chỉ rõ vai trò của CĐ thể hiện nổi bật qua các lĩnh vực sau:

 Thứ nhất, trong lĩnh vực chính trị: CĐ có vai trò to lớn trong việc góp phần xây dựng và nâng cao hiệu quả của hệ thống chính trị - xã hội xã hội chủ nghĩa; tăng cường mối liên hệ mật thiết giữa Đảng và nhân dân, bảo đảm và phát huy quyền làm chủ của nhân dân lao động.
 
Thứ hai, trong lĩnh vực kinh tế: CĐ tham gia xây dựng hoàn thiện cơ chế quản lý kinh tế nhằm xoá bỏ quan liêu, bao cấp, củng cố nguyên tắc tập trung trên cơ sở mở rộng dân chủ.
 
Thứ ba, trong lĩnh vực văn hoá - tư tưởng: CĐ đi đầu trong  việc giáo dục, nâng cao nhận thức chính trị, lập trường giai cấp cho đội ngũ công nhân viên chức và lao động.
 
Thứ tư, trong lĩnh vực xã hội: CĐ tham gia xây dựng giai cấp công nhân vững mạnh cả về số lượng và chất lượng; thực sự là lực lượng nòng cốt của khối liên minh công - nông - trí thức.

Ngoài những vai trò cơ bản trên, như Báo Người lao Động đã giới thiệu (bài viết “Khẳng định vai trò Công đoàn trong Hiến pháp”, số ra ngày 4-6), cần bổ sung thêm vai trò phản biện của tổ chức CĐ.
 
img
Tăng cường đối thoại, thuyết phục chủ sử dụng lao động thực hiện tốt chế độ, phúc lợi cho
người lao động là một trong nhiều hoạt động có ý nghĩa thực chất của CĐ. Ảnh: Thanh Nga
 
Việc xác định rõ vai trò nhằm mục đích định hướng chức năng hoạt động CĐ. Dựa trên thực tiễn, cần xác định rõ 3 chức năng của tổ chức CĐ, đó là chức năng đại diện và bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động; đại diện và tổ chức người lao động tham gia quản lý cơ quan, đơn vị, tổ chức, quản lý kinh tế xã hội, quản lý Nhà nước trong phạm vị chức năng của mình, thực hiện quyền kiểm tra giám sát theo quy định của pháp luật; chăm lo đời sống vật chất, tinh thần, giáo dục, động viên người lao động thực hiện nghĩa vụ công dân, phát huy vai trò làm chủ đất nước.
Không thể phủ nhật vai trò và chức năng của CĐ được cấu thành trong một thể thống nhất, tương hỗ lẫn nhau. Tuy nhiên, khi đưa vào Hiến pháp thì nhất thiết phải phân định rõ giữa vai trò và chức năng để giúp CĐ ngày càng đi vào hoạt động thực chất, tránh hình thức. 

Bên cạnh đó, cần bổ sung một nội dung quan trọng vào dự thảo, đó là chức năng “đại diện duy nhất” của CĐ trong việc đại diện cho NLĐ, chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của NLĐ. Đây là vấn đề rất quan trọng, có ảnh hưởng lớn đến vai trò của một tổ chức chính trị - xã hội của giai cấp công nhân vốn đã được nêu rõ trong các Hiến pháp.

Thời gian qua, đã phát sinh một số tổ chức không có chức năng bằng nhiều cách can thiệp vào quan hệ lao động yrong các dơn vị, doanh nghiệp, thậm chí lập hội, đoàn, ban đại diện công nhân với mục đích, mục tiêu hoạt động không được luật pháp thừa nhận. Vì vậy, chức năng “đại diện duy nhất” của tổ chức CĐ phải được hiến định trong Hiến pháp để hài hòa với pháp luật  hiện hành, cũng như phù hợp với thiết chế chính trị của đất nước.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo