xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Phải xem xét, điều chỉnh mức đóng BHTN cho người lao động

NGUYÊN KHANG (báo Nhân Dân)

Đến hết năm 2016, Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp kết dư lên tới 58.668 tỷ đồng. Đây là cơ sở quan trọng để Chính phủ giao Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp bộ, ngành liên quan xây dựng Nghị quyết của Quốc hội điều chỉnh mức đóng vào Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp đối với người sử dụng lao động

Năm 2016, tổng chi các chế độ bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) là 5.722 tỷ đồng chiếm 50% tổng thu BHTN; chi phí quản lý BHTN năm 2016 là 403 tỷ đồng. Theo báo cáo của BHXH Việt Nam, tính đến cuối năm 2016, kết dư Quỹ BHTN là 58.668 tỷ đồng, dự báo đến năm 2020 nếu giữ nguyên mức đóng BHTN như quy định hiện nay thì Quỹ vẫn bảo đảm an toàn.

Giảm áp lực cho doanh nghiệp

Trước thực tế này, mới đây Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 34/NQ-CP ngày 7-4 về phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3-2017 thống nhất đề xuất điều chỉnh mức đóng BH thất nghiệp đối với người sử dụng lao động quy định tại Điều 57 Luật Việc làm từ 1% xuống còn 0,5% quỹ tiền lương tháng của người lao động (NLĐ) đang tham gia BHTN để tạo điều kiện phát triển doanh nghiệp (DN). Thời gian thực hiện việc điều chỉnh kể từ ngày Nghị quyết của Quốc hội có hiệu lực thi hành đến hết ngày 31-12-2019.

Do kết dư lớn, từ năm 2015, 2016 và một số năm tiếp theo Quỹ BHTN không có sự hỗ trợ từ ngân sách nhà nước (tối đa 1% quỹ lương tháng đóng BHTN cho những người đang tham gia BHTN, mà tổng thu BHTN trong năm chỉ bao gồm phần đóng của người lao động và người sử dụng lao động theo quy định.

Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB- XH) Doãn Mậu Diệp cho rằng, việc giảm mức đóng BHTN đối với người sử dụng lao động tại thời điểm này là cần thiết, nhằm tạo điều kiện cho DN giảm bớt chi phí đầu ra, giảm áp lực lên giá thành sản phẩm, nâng cao khả năng cạnh tranh và tạo điều kiện để phát triển DN trong bối cảnh kinh tế đang trong giai đoạn khó khăn, nhưng đồng thời vẫn phải bảo đảm đầy đủ các quyền lợi về BHTN cho người lao động và người sử dụng lao động.

Tuy nhiên, theo Thứ trưởng Doãn Mậu Diệp, việc giảm mức đóng này chỉ nên thực hiện trong thời gian nhất định (cụ thể là đến hết năm 2019). Bởi theo báo cáo đánh giá tác động về việc điều chỉnh mức đóng vào Quỹ BHTN của Bộ LĐ-TB- XH, thì khi giảm mức đóng BHTN đối với người sử dụng lao động thì tổng thu BHTN năm giảm 25% so với giữ nguyên mức đóng. Theo dự báo, từ năm 2018, Quỹ BHTN mất cân đối thu - chi hằng năm và phải sử dụng phần kết dư để chi trả các chế độ BHTN và chi phí quản lý; tổng thu hằng năm chỉ chiếm dưới 60% tổng chi BHTN. Mặt khác, phần kết dư Quỹ hiện nay đến hết năm 2016 là 58.668 tỷ đồng chỉ đủ để chi trả cho một vài năm tiếp theo (trong điều kiện không có biến động lớn về kinh tế - xã hội như hỏa hoạn, lũ lụt, doanh nghiệp bị thiệt hại...).

img

Và hiện nay, Quỹ BHTN mới chỉ chi trả cho các chế độ: Trợ cấp thất nghiệp, hỗ trợ học nghề, BHYT và chi phí quản lý mà chưa chi cho các chế độ tư vấn, giới thiệu việc làm, hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho NLĐ. Khoản chi cho các chế độ này sẽ được thực hiện trong thời gian tới, cho nên tổng mức chi sẽ dần tiệm cận với tổng thu BHTN.

Do đó, sau giai đoạn điều chỉnh giảm, Bộ LĐ-TB-XH sẽ tiếp tục phối hợp các cơ quan, tổ chức liên quan đánh giá, nghiên cứu để đề xuất mức đóng BHTN trong giai đoạn tiếp theo cho phù hợp để bảo đảm độ an toàn của Quỹ BHTN.

Phải giảm cho cả người lao động

Tuy nhiên, ý kiến của Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội, Bộ Y tế... cho rằng, cùng với việc xem xét giảm mức đóng cho người sử dụng lao động thì cũng cần nghiên cứu, xem xét việc điều chỉnh mức đóng vào Quỹ BHTN đối với NLĐ, để bảo đảm sự bình đẳng cho người lao động.

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội Bùi Sỹ Lợi cho biết, việc kết dư Quỹ BHTN nhiều là bất hợp lý vì đây là Quỹ ngắn hạn, và hiện nay Quỹ mới chi để bảo đảm người lao động có nguồn tài chính tạm thời khi thất nghiệp, chứ chưa tập trung nhiều vào chi cho đào tạo để NLĐ tái gia nhập thị trường lao động.

Thực tế hiện nay, số tiền chi chế độ trợ cấp thất nghiệp vẫn chiếm tỷ lệ cao so với chi hỗ trợ học nghề và chi đóng BHYT cho NLĐ đang hưởng trợ cấp thất nghiệp. Năm 2016, mới có 28.537 người được hỗ trợ học nghề so với 586.254 người có quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp. Một số địa phương có số người có quyết định hỗ trợ học nghề nhiều nhất trong tháng 12-2016 là: TP HCM cao nhất có 1.268 người, bằng 16,8% so với số người có quyết định trợ cấp thất nghiệp; Bình Dương có 242 người, bằng 4,9%; Hà Nội có 168 người, bằng 5,4%; Đồng Nai có 122 người, bằng 3,4%...

Có thể thấy, NLĐ vẫn chưa mặn mà với chính sách hỗ trợ học nghề do thời gian đào tạo được hỗ trợ ngắn (sáu tháng), không đủ thời gian học trọn vẹn nghề mới hoặc nâng cao trình độ hiện có, mức hỗ trợ tối đa một triệu đồng/tháng, NLĐ phải đóng thêm nếu phí học nghề cao hơn mức hỗ trợ... Bên cạnh đó, phần lớn số người hưởng BHTN là lao động phổ thông (chiếm hơn 90%), đời sống khó khăn, cho nên có nhu cầu tìm việc làm mới luôn mà không có điều kiện để tái đầu tư cho kỹ năng làm việc, hay học nghề mới...

Tuy nhiên, số người được hỗ trợ học nghề năm 2016 cũng đã tăng 17% so với năm 2015, số người được giới thiệu việc làm tăng 26%; riêng chế độ hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho NLĐ thì hiện nay chưa có DN nào đủ điều kiện được hưởng chế độ này.

Thứ trưởng Doãn Mậu Diệp cho rằng, đào tạo nghề có ý nghĩa rất quan trọng để người thất nghiệp nâng cao tay nghề hoặc chuyển đổi nghề nghiệp, từ đó có cơ hội sớm tìm được việc làm. Để khắc phục tình trạng này trong thời gian tới, Bộ LĐ-TB- XH sẽ tăng cường chính sách BHTN nói chung, đặc biệt là tuyên truyền về tư vấn, giới thiệu việc làm, chính sách hỗ trợ đào tạo nghề đến với NLĐ. Cải tiến quy trình thực hiện BHTN và xây dựng các mô hình chuẩn hoạt động của trung tâm dịch vụ việc làm để thực hiện tốt nhiệm vụ tư vấn, thông tin thị trường lao động, giới thiệu việc làm, cung ứng lao động và hỗ trợ học nghề, dạy nghề cho NLĐ…

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo