xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Quay đầu là bờ

Theo Hà Nguyễn (Người Đưa Tin)

Vượt qua nhiều cám dỗ, các tay “nài” một thời bán mạng cho hàng lậu hoàn lương trở thành tỉ phú chân đất, nông dân giỏi, nhà sáng tạo… biến quá khứ thành tấm gương cho những phận đời còn lạc lối

Từng một thời vẫy vùng trong nghiệp vận chuyển hàng lậu, nhưng ngày nay, về xã Mỹ Quý Đông (huyện Đức Huệ, tỉnh Long An) không ai còn biết đến "nài" Thực, "nài" Bàng. Bởi, sau những chuỗi ngày vì đói khổ phải làm ăn phi pháp, họ đã trở về, tròn vai trong hình ảnh người nông dân lương thiện. Một trong số đó là ông Võ Trung Thực, người từng được giới buôn lậu thuốc lá biết tới như một tay "đi thuốc" lão luyện.

Làm giàu chân chính

Ông Thực cho biết: "Làm ăn phi pháp, không đêm nào ngủ ngon. Đầu óc lúc nào cũng suy tính, lo lắng đủ kiểu. Khi nghe đường dây bị vỡ, người đầu vụ bị bắt, tôi hoang mang, tìm cách trốn chạy. Ban đầu, tôi trốn trong bưng, hoang vu và buồn không thể tả. Sau cùng, tôi lần mò về nhà, trốn trong hầm tự đào. Lúc này, vợ tôi và các con khuyên tôi nên từ bỏ nghề đi hàng lậu. Trốn tránh mãi cũng mệt mỏi, quan trọng hơn, tôi đã quá mệt mỏi với việc tâm trí lúc nào cũng lo đối phó với công an, tôi đồng ý đầu thú. Tôi quyết định giã từ kiếp đi hàng lậu nên nợ ai, mượn ai cái gì tôi lo trả sòng phẳng. Xong xuôi, tôi nhờ con chở đi đầu thú".

Trong khi đó, "nài" Trần Văn Bàng (45 tuổi, ngụ xã Mỹ Quý Đông, huyện Đức Huệ, tỉnh Long An) cũng sớm nói lời từ biệt nghiệp buôn hàng lậu. Ông cho biết, mặc dù chưa một lần bị bắt nhưng sớm nhận thấy con đường đang đi là sai trái. Ông quyết tâm bỏ "nghề" để trở về với công việc ruộng đồng tuy tay lấm chân bùn mà tâm trí thanh thản. Hiện nay, đi trên con đường đất đỏ, dẫn vào xã Mỹ Quý Đông, người đi đường sẽ nhận thấy tấm biển quảng cáo của cửa hàng buôn bán vật tư, thuốc trừ sâu, phân bón của ông Bàng.

Ông Bàng thẳng thắn chia sẻ, ngày còn đi thuốc lậu, một ngày có thể kiếm vài trăm đồng. Tuy nhiên, phía sau những đồng tiền ấy không chỉ là mồ hôi nước mắt mà còn cả máu. Nguy hiểm, tai nạn luôn rình rập, nếu không cẩn thận, sau mỗi chuyến đi, người buôn lậu phải trả giá bằng cả tính mạng. Tính toán thiệt hơn, ông quyết định dốc sức cải tạo đất phèn, làm anh nông dân. "Nài" Thực cũng sớm nhận ra quy luật của thiên trả địa.


Quay đầu là bờ - Ảnh 1.

Ông Thực bên những tấm bằng khen sau ngày hoàn lương và trở thành nông dân giỏi


Ông Thực chia sẻ: "Trước đây, nhờ nghề buôn lậu sắm được ô tô, đàn trâu 70 con. Sau thời gian trốn truy nã hơn một năm, rồi đi cải tạo, nhà cửa không ai coi sóc nên của thiên trả địa, tài sản tiêu tan hết. Nhiều người có tiền nhờ đi hàng lậu đâm vào ăn chơi, bồ bịch. Tiền nhiều rồi cũng hết. Những tháng ngày trốn chạy, tôi mới thấm câu làm giàu chân chính mới bền.

Tôi cũng từng có nhiều tiền từ hoạt động vận chuyển hàng lậu. Từ đó, nhiều cô gái đẹp tự động tìm tới nhưng khi đi tù thì chẳng thấy bóng dáng họ đâu. Tôi đau đớn nhận ra chỉ có người vợ tào khang sớm hôm thay tôi quán xuyến gia đình, gom góp ít tiền tới lui thăm tôi ở trại. Vậy mà ngày trước, tôi mê đắm rượu chè, gái trai mà bỏ vợ vò võ trong ngôi nhà vắng".

"Nhà sáng chế" chân đất

Dũng cảm rũ bỏ quá khứ đen tối, nhiều tay "nài" đã tìm thấy thành quả khi quyết chí làm ăn lương thiện. Ông Bàng kể: "Trước khi đi làm nài thuốc lá lậu, tôi có 2ha đất phèn bỏ hoang. Khi nhận thấy nghề đi thuốc lá lậu không thể nuôi sống đời mình, không thể cho mình sự an nhiên, tự tại, tôi quyết định bỏ để tìm cách đầu tư vào nông nghiệp. Thấy nhiều người từ bỏ buôn lậu vẫn thành công, tôi càng có niềm tin. Khi đó cây chanh có giá, diện tích cũng ít, tôi phải đi nhiều nơi để học hỏi cách trồng. Thế rồi tôi quyết tâm làm lại cuộc đời bằng việc lao vào làm nông nghiệp".

Những quyết tâm vỡ đất trồng chanh của ông sớm đem lại kết quả. Chanh bán có giá, thu lợi nhanh. Đủ vốn, ông Bàng thuê đất ở địa phương để trồng dừa, bạch đàn. Trí lực ngày trước dùng để mưu tính, vượt mặt công an, giờ đây, ông vận dụng để nghiên cứu kỹ thuật nông nghiệp. Không thể thua quy luật tự nhiên, ông đi khắp nơi, nghiên cứu kỹ từng loại cây thích ứng với đất xấu và có đầu ra tốt. Sau 10 năm giải nghệ, ông Bàng hiện có cơ ngơi 60ha đất trồng dừa, bạch đàn, lúa cùng một đại lý phân bón thuốc trừ sâu. Mới đây, ông tiếp tục làm thủ tục mở công ty và xây hẳn một căn nhà tại TP HCM cho vợ và các con ở để tiện cho việc học tập.

Quả ngọt sau những ngày quyết định tự thú của ông Thực cũng sớm hình hài khi ông trở về nhà đầu tư tâm trí vào nông nghiệp. Từng bị kết án 6 năm tù nhưng do cải tạo tốt, chỉ sau 2 năm, ông được đặc xá, ra tù trước thời hạn. Ngày trở về, ông được người dân địa phương quý mến vì thấy lại hình ảnh anh nông dân sáng tạo, gần gũi và đặc biệt vui tính. Quyết chí quên đi nghề cũ, ông lao vào nghiên cứu cải tạo đất trồng lúa, trồng cây ăn trái. Con còn nhỏ, không người giúp sức, ông vận dụng óc sáng tạo hiếm có của mình tự mày mò, sáng tạo nhiều loại máy móc phục vụ công việc làm ruộng.

Thay sức người bằng sức máy móc, kinh tế gia đình ông Thực ngày một khấm khá. Ông cho biết: "Từ nhỏ, tôi đã mê chế tạo máy móc. Sau này, khi không còn phải lo nghĩ việc đi thuốc nữa, tôi dành hết thời gian vào việc mày mò chế tạo máy móc phục vụ việc làm ruộng. Sau ngày hoàn lương, lúc nào người tôi cũng lấm lem bùn đất, dầu nhớt nên bà con trong xã đặt cho tôi biệt danh mới là "Hai Nhớt". Giới thiệu máy phun thuốc trừ sâu từ chiếc máy cày, ông tự hào cho biết đây là một trong những sáng tạo thành công nhất của mình. Với chiếc máy này, ông có thể tiết kiệm được chi phí thuê nhân công phun thuốc cho nhiều ha lúa.

Ông nói: "Máy này tôi chế lại từ chiếc máy cày. Tôi mua máy về, tháo bỏ hết phần không dùng tới, tháo bỏ luôn 2 cặp bánh để thay bằng bánh sắt có tiết diện nhỏ. Trên xe này, tôi đặt thùng chứa dung dịch thuốc diệt cỏ pha sẵn. Máy này có thể phun thuốc xa 18m. Với máy này, tôi xịt thuốc cỏ 1ha lúa chỉ mất mấy phút thôi, vừa tiết kiệm nhân lực vừa đẩy nhanh thời gian làm việc. Máy này đem lại cho tôi giải "Sáng tạo kỹ thuật nhà nông" tỉnh Long An. Sau nhiều năm nghiên cứu, áp dụng khoa học kỹ thuật vào nông nghiệp, năm 2012, ông đạt danh hiệu "Nông dân sản xuất giỏi" cấp tỉnh. Có cơ ngơi, cuộc sống khá giả nhưng ông chưa một ngày nào cho phép mình ngưng nghỉ, cơ thể không lấm lem bùn đất.

Người ta gặp ông nhiều hơn tại căn chòi ọp ẹp ngoài mặt tiền đường quê, nơi ông cởi trần, đi chân đất chăm heo, nuôi gà, chế tạo máy. Sau ngày giải nghệ, ông đã có trong tay 9ha ruộng cùng máy gặt đập liên hợp, máy cày, xới. Mỗi năm, tính ra, ông thu nhập trên 200 triệu đồng. 


Ông Bàng chia sẻ: "Bây giờ, cuộc sống của tôi tự tại lắm. Sáng ra đồng, chiều cắt cỏ cho bò rồi về ăn tối cùng vợ. Vợ ở nhà quản mấy con bò, vài con heo, đôi chục con gà, ít vườn rau sạch tự trồng. Tuy có hơi lấm tay lấm chân nhưng đầu óc lúc nào cũng thoải mái. Ai hỏi tôi cũng nói, sống như vậy sướng hơn trước gấp vạn lần. Tôi cũng thường đem chuyện trước đây của mình kể ra như một tấm gương cho những anh em còn theo nghề buôn hàng lậu. Để cuộc sống thanh thản thì nên tìm cách làm ăn chân chính. Tuy lam lũ và chậm nhưng là con đường ăn chắc mặc bền, cuộc sống luôn thoải mái, không cần phải lo nghĩ".


Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo