xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Tăng lương phải gắn với tăng năng suất lao động

Duy Quốc

Các bộ ngành, cơ quan, đơn vị hành chính sự nghiệp cần tổ chức lại bộ máy nhân sự theo hướng tinh gọn, mạnh dạn loại ra những người không đạt yêu cầu

Hàng trăm ý kiến của bạn đọc gửi về Báo Người Lao Động bày tỏ ý kiến chung quanh phương án tăng lương tối thiểu lên 1.150.000 đồng/tháng đối với khu vực hưởng lương từ ngân sách của Bộ Tài chính đưa ra tại phiên họp của Quốc hội ngày 31-10. Cùng với những băn khoăn trước đề xuất tăng lương trong điều kiện thắt lưng buộc bụng, nhiều bạn đọc đã đưa ra góp ý, đề xuất.

Mừng tăng lương, lo tăng giá

Theo phương án của Bộ Tài chính, tiền lương tối thiểu chung khu vực hành chính tăng từ 1.050.000 đồng hiện nay lên 1.150.000 đồng từ ngày 1-7-2013, thay vì như lộ trình lên 1.300.000 đồng vào 1-5-2013.  Bộ trưởng Bộ Tài chính Vương Đình Huệ giải thích lý do việc tăng lương không đúng và không đủ theo lộ trình   là do chi trả tiền lương vượt quá khả năng cân đối của ngân sách 2013.

Nnhiều bạn đọc đã bày tỏ sự đồng tình, chia sẻ với Bộ Tài chính và Chính phủ khi phải thắt lưng buộc bụng tăng lương trong bối cảnh thu ngân sách 2012 đạt thấp, mức tăng thu 2013 cũng khó khăn do mức tăng trưởng dự báo chỉ 5,5%. Bạn đọc Linh Nguyễn cho  rằng: “Tình hình kinh tế đang khó khăn, mọi người hãy cùng chia sẻ với đất nước những gì có thể”. Còn bạn đọc Lê Vũ viết: “Đó cũng là sự cố gắng rất lớn của Chính phủ trong tình trạng thâm hụt ngân sách. Chúng ta cần phải thông cảm”.

Tuy thế, phần lớn ý kiến bày tỏ sự băn khoăn,, thậm chí lo ngại ở phương án tăng lương này. Bạn đọc Nguyễn Hòa viết: “Tăng 100 ngàn đồng/tháng thì không thấm vào đâu vì giá cả cũng sẽ tăng, người lao động lại phải tiếp tục chịu khổ. Không biết bao giờ mới có thể sống được bằng lương”. Một bạn đọc khác đặt vấn đề: “Vì sao tăng giá, nhất là giá xăng dầu, điện... thì nhanh chóng và dễ dàng thế, trong khi thực hiện phụ cấp thâm niên cho giáo viên, phụ cấp cho khối hành chính sự nghiệp, tăng lương... lại chờ lâu và rất khó khăn?”. Bạn đọc Hai Cù Nèo lo ngại: “Phải tới 1/7/2013 mới tăng lương. Vậy từ nay đến  lúc đó, ai biết giá cả các loại hàng hóa  tăng thế nào. Mức tăng 100.000 đồng/tháng chưa biết bù đắp ra sao cho chi tiêu sinh hoạt”.
 
Cho rằng mức tăng lương theo phương án Bộ Tài chính đưa ra là quá thấp, bạn đọc Nguyễn Xuân Trường thẳng thắn nói: “Việc tăng lương đều có lộ trình trước vài năm chứ không phải nước đến chân rồi mới nhảy”. Theo bạn đọc này, lương tăng không đúng  và  không đủ theo lộ trình lỗi một phần xuất phát từ điều hành kinh tế vĩ mô.  Chính phủ và Bộ Tài chính và các bộ ngành liên quan cần nhìn nhận rõ hơn trách nhiệm của mình để tới đây có sự điều chỉnh, xây dựng lộ trình tăng lương phù hợp, gắn duy trì tăng trưởng kinh tế với bảo đảm an sinh xã hội.

Tinh giảm nhân sự để tăng quỹ lương

Rất nhiều người đã đưa ra góp ý, đề xuất liên quan đến việc tăng lương. Theo đó,  để cởi bỏ áp lực tăng lương trong tình hình kinh tế khó khăn như hiện nay, cũng như xây dựng lộ trình tăng lương bền vững, Chính phủ cần phải thực hiện ngay việc cắt giảm đầu tư công, giải quyết nợ xấu, thất thoát ngân sách. Đặc biệt phải có sự thay đổi bộ máy quản lý hiện đang quá cồng kềnh, tinh giảm biên chế đi đôi với tăng năng suất lao động ở khu vực hưởng lương từ ngân sách.
img
Một bộ phận không nhỏ cán bộ, công chức chưa làm việc hiệu quả, sử dụng
thời gian làm việc hành chính vào việc cá nhân. Ảnh: Trường HOàng

Trong góp ý của mình, bạn đọc  Minh Khang đã đưa ra phép tính rất đáng chú ý. Đó là nếu lấy mức thu nhập bình quân 5 triệu đồng/tháng thì hàng năm, ngân sách dùng để chi trả tiền lương cho 8 triệu cán bộ công chức, người hưởng lương hưu, người có công khoảng 500.000 tỉ đồng. Vị chi ngân sách bỏ ra gần 25 tỉ USD để thanh toán lương, chiếm hết 25% GDP. Đây là gánh nặng quá lớn cho ngân sách nên cần phải giảm biên chế thì mới mong tăng lương có hiệu quả.
Ngồi chơi xơi lương
Ở một số tập đoàn, tổng công ty Nhà nước, dù làm ăn thua lỗ, tham nhũng, lãng phí nhưng nhân viên vẫn sống phây phây. Bộ máy công chức ngày càng phình to nhưng hoạt động kém hiệu quả. Ở đơn vị tôi có những người chỉ đến cơ quan ngồi chơi rồi hưởng lương hàng tháng. Vậy mà họ bảo vẫn phải chạy chọt hàng trăm triệu đồng để chui vào biên chế với mức lương hơn 2 triệu đồng/tháng.
lâm@...

10 giờ đi đánh bida

Có một bộ phận không nhỏ cán bộ công chức 8 giờ đến cơ quan, 9 giờ đi uống cà phê xong mới vào làm, 10 giờ nghỉ đi đánh bida. Cung cách, chất lượng làm việc như vậy sao có hiệu quả. Nhưng đáng tiếc chuyện này xảy ra rất phổ biến.
tran anh minh@...
 
Bạn đọc  Võ Thị Sáu nhìn nhận: “Rõ ràng bộ máy CBCNVC của chúng ta quá cồng kềnh. Nếu làm phép tính cơ học thì bình quân 9 người dân phải “nuôi” 1 công chức”. Bạn đọc có nickname TV góp ý:  Chỉ cần giảm 30% biên chế thì GDP sẽ tăng, như vậy kinh tế sẽ chẳng những đi lên mà ngân sách không hụt".
 
Theo bạn đọc Nguyễn Văn Luật, tinh giảm biên chế phải đi đôi với tăng năng suất lao động. Do vậy, các bộ ngành, cơ quan, đơn vị hành chánh sự nghiệp cần tổ chức lại bộ máy nhân sự theo hướng tinh gọn,  xây dựng vị trí công việc, thang bảng lương, mạnh dạn loại ra những người không đạt yêu cầu. Bên cạnh đó cần đổi mới tuyển dụng, không chấp nhận người không đạt yêu cầu vị trí công việc đã đề ra.
 
 Cũng theo bạn đọc này, từng cơ quan, đơn vị có kế hoạch sát hạch trình độ thường xuyên, cũng như có chính sách đãi ngộ, thu hút nhân tài, khuyến khích trả lương cao đối với những người làm việc hiệu quả.
 
“Nếu sàng lọc năng lực trình độ của CBCC để giảm và tuyển thêm người tài giỏi vào biên chế Nhà nước thì việc tăng lương cho lực lượng này là việc nhỏ”, bạn đọc rucamthanhnam góp ý.
 

 
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo