xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Tăng lương tối thiểu nhỏ giọt: Công nhân sẽ chật vật hơn

Khánh An - Cao Hường- Hồng Đào ghi

Tăng lương tối thiểu chỉ có ý nghĩa thực sự khi hướng đến mục tiêu ổn định cuộc sống cho người lao động

 

Dự kiến hơn một tuần nữa, Hội đồng Tiền lương quốc gia sẽ tiếp tục nhóm họp để chốt phương án tăng lương tối thiểu (LTT) vùng năm 2016. Trước đó, tại cuộc họp lần thứ vào ngày 5-8, đại diện Phòng thương mại công nghiệp Việt Nam (VCCI) và Tổng LĐLĐ Việt Nam đã không tìm được tiếng nói chung do mức đề xuất “chênh” nhau quá lớn. Báo Người Lao Động tiếp tục đăng tải ý kiến của công nhân, chủ doanh nghiệp và cán bộ Công đoàn cơ sở xung quanh phương án điều chỉnh LTT vùng.

*Bà Ngô Thị Kim Hiền, Trưởng phòng nhân sự Công ty TNHH T&E (quận Gò Vấp, TP HCM):

Mức nâng 16% là hợp lý

Theo lộ trình của chính phủ, đến năm 2018, LTT của người lao động (NLĐ) phải đáp ứng được nhu cầu sống tối thiểu. Thực tế những năm gần đây, thấy mức LTT vùng năm sau tăng cao hơn năm trước khiến người NLĐ rất phấn khởi. Lần này, việc Tổng LĐLĐ Việt Nam đề nghị tăng 16% theo tôi là hợp lý, đáp ứng được kỳ vọng của NLĐ. Qua các phương tiện thông tin đại chúng, tôi được biết đại diện giới chủ đề xuất chỉ tăng 10%, tức khoảng 310.000 đồng/tháng khiến chúng tôi rất thất vọng. Với mức này, thử hỏi sau khi trừ BHXH 10,5%, NLĐ còn được bao nhiêu và số tiền ấy còn lại có thể sử dụng được vào việc gì? Theo tôi, tăng lương phải thực chất, không nên làm chiếu lệ, có nghĩa là phải nâng được đời sống NLĐ.

 

*Bà Trịnh Thị Bé, Chủ tịch Công đoàn Công ty TNHH Silsarang Vina (Hóc Môn, TPHCM):

Công nhân sống rất chật vật

Mức lương cơ bản của công nhân (CN) tại công ty chúng tôi chỉ đúng bằng mức LTT do nhà nước quy định. Đầu năm 2015, theo quy định của nhà nước, công ty chúng tôi đã đồng loạt điều chỉnh LTT cho toàn bộ CN ở mức cao nhất (khoảng 450.000 đồng/tháng). Nếu tính thêm các khoản tiền ăn, chuyên cần, bồi dưỡng làm đêm, thu nhập bình quân của CN (khi không tăng ca) đạt 5 triệu đồng/tháng. So sánh với mức LTT vùng 3,1 triệu đồng hiện tại, rõ ràng thu nhập của CN công ty tôi khá hơn, nhưng đời sống của họ CN vẫn hết sức chật vật. Đặc biệt là đối với những CN có con nhỏ, nếu muốn sống được họ phải tăng ca nhiều giờ trong tháng mới có đủ chi phí để sinh hoạt và chi tiêu. Do đó, tôi thấy mức tăng 16% LTT vùng do Tổng LĐLĐ Việt Nam đề xuất là đã quá thấp rồi, không nên hạ thấp hơn nữa.

* Chị Nguyễn Thị Cẩm Tuyên, Công nhân Công ty may mặc W.T (quận 12, TP HCM):

Xin hãy nhìn vào đời sống công nhân

Do hoàn cảnh gia đình khó khăn, quanh năm làm lụng không đủ ăn, để chồng và 2 con nhỏ ở nhà (Cà Mau), tôi và con gái lớn lên TP HCM tìm việc làm với hy vọng có chút ít tiền gửi về quê lo cho mấy đứa nhỏ ăn học. Thế nhưng sau 5 năm làm thuê với mức lương hơn 4 triệu đồng/tháng, trừ các khoản thuê nhà, ăn ở 2 mẹ con tôi mới gửi về quê được tầm 2 triệu đồng/tháng. Nói thật, để tiết kiệm được số tiền đó, ngoài việc tằn tiện chi tiêu, mẹ con tôi còn phải hạn chế về quê (mỗi năm chỉ dám về một vài lần khi có việc). Nói thế để thấy rằng cuộc sống của chúng tôi hiện vẫn còn nhiều khó khăn, đang rất cần sự quan tâm của nhà nước, đặc biệt trong việc điều chỉnh LTT vùng hàng năm. Chúng tôi không đòi hỏi phải có mức tăng quá cao vì biết có muốn cũng chẳng được, song, khi điều chỉnh, mong rằng các bên liên quan hãy nhìn vào đời sống hiện tại của CN để đề xuất, như thế ắt sẽ đưa ra được tỉ lệ tăng xác đáng nhất.

Ông Diệp Anh Dũng, Giám đốc Công ty TNHH Thanh Dũng, tỉnh Long An:

Không có các khoản phụ cấp thì công nhân khó sống

Ở công ty chúng tôi, tổng thu nhập hàng tháng (không tính tăng ca) của 200 công nhân khoảng 4,5 triệu đồng/người. Nếu tách riêng lương cơ bản 3,1 triệu đồng/tháng, các khoản phụ cấp là 1,4 triệu đồng (1/3 thu nhập). Mức sống và giá cả sinh hoạt giữa TP HCM và tỉnh Long An không có sự chênh lệch nhiều và tôi dám chắc rằng nếu không có các khoản phụ cấp hỗ trợ thêm từ doanh nghiệp thì CN sẽ sống hết sức chật vật với tiền LTT. Theo tôi, khi xét phương án tăng LTT, các bên liên quan cần phải có một đợt khảo sát trên diện rộng để có một cái nhìn đầy đủ hơn về đời sống công nhân. Ở góc độ quản lý, tôi nghĩ mức đề xuất 16% của Tổng LĐLĐ Việt Nam là hợp lý.

Anh Nguyễn Quang Thuần, công nhân Công ty Hoàn Cầu, quận 11, TP HCM:

Chỉ mong đủ sống

Còn độc thân, mong muốn hiện tại của tôi là có việc làm, thu nhập ổn định để có thể tự lo cho bản thân. Theo dõi quá trình đàm phán về LTT, tôi thấy đề xuất 10% của VCCI là chưa hợp lý, nhất là trong bối cảnh vật giá leo thang. Hiện phần lớn các doanh nghiệp chỉ xây dựng thang, bảng lương ở mức cao hơn LTT một chút, chủ yếu là đối phó nên chắc chắc phần thiệt thòi vẫn thuộc về CN bởi mức LTT quá thấp. Đàm phán nâng lương mà đại diện VCCI cứ cân đong đo đếm với công nhân thì chắc chắc việc nâng LTT sẽ mất đi ý nghĩa. Tôi chỉ mong các bên phải xem xét, đưa ra mức nâng LTT phù hợp để ổn định đời sống của đại bộ phận người lao động.

Phương án tăng lương tối ưu là giúp người lao động ổn định cuộc sống và có tích lũy

Phương án tăng lương tối ưu là giúp người lao động ổn định cuộc sống và có tích lũy

ẢNH: KHÁNH AN

Anh Nguyễn Văn Hùng, Công ty Danu Vina- KCX Linh Trung 1, quận Thủ Đức, TP HCM:

Chắt bóp mới đủ sống

Ngoài giờ làm việc, tôi chỉ quẩn quanh nhà trọ chứ không dám đi đâu, bởi muốn đi chơi hay giải trí phải rủng rỉnh hầu bao. Hai vợ chồng tôi cùng làm CN ở KCX Linh Trung 1, tính luôn tăng ca, thu nhập chỉ tròn trèm 10 triệu đồng/tháng. Với khoản thu nhập này, chúng tôi phải chi tiêu đủ thứ, nào là nhà trọ, điện, nước, tiền học cho 2 đứa con… Tháng nào ít đám tiệc thì còn dư vài trăm, tháng nào nhiều đám hay con bị bệnh thì phải vay mượn bạn bè. Tôi biết có nhiều đồng nghiệp phải vay nặng lãi, không phải họ ăn xài gì mà người thân bị bệnh hay gia đình ở quê có chuyện thì lâm vào hoàn cảnh nợ nần.

 

Tình hình tiền lương, thu nhập của người lao động năm 2015

Khảo sát tiền lương tối thiểu vùng năm 2015 của Tổng LĐLĐ Việt Nam cho thấy, tiền lương (thu nhập) trung bình của người lao động vào khoảng 3.817.000 đồng/tháng, trong đó:

- Tiền lương trung bình tính theo vùng

Vùng I: 4.369.000 đồng/tháng;

Vùng II: 3.860.000 đồng/tháng;

Vùng III: 3.811.000 đồng/tháng;

Vùng IV: 3.225.000 đồng/tháng.

- Tiền lương trung bình tính theo loại hình doanh nghiệp

Doanh nghiệp nhà nước: 4.180.000 đồng/tháng;

Doanh nghiệp cổ phần hoá: 4.300.000 đồng/tháng;

Doanh nghiệp FDI: 3.800.000 đồng/tháng;

Doanh nghiệp dân doanh khác: 3.646.000 đồng/tháng.

- Mức lương thực nhận cao hơn tiền lương ghi trong hợp đồng, làm căn cứ để đóng bảo hiểm cho người lao động từ 10 – 14%.

- Ngoài ra người lao động có thêm thu nhập từ tiền làm thêm giờ, tiền phụ cấp với nhiều tên gọi khác nhau (nhà ở, xăng xe, đời sống, chuyên cần, thâm niên, trách nhiệm, kỹ năng…) và tiền ăn ca. Các khoản này chiếm từ 1/4 đến 1/3 thu nhập của người lao động.

Như vậy, nếu không có các khoản làm thêm thì thu nhập của người lao động rất thấp, đời sống gặp nhiều khó khăn và không thể có tích lũy. Việc công nhân ngừng việc tập thể để phản đối quy định tại điều 60 Luật bảo hiểm xã hội 2014 cũng xuất phát từ vấn đề này.

(Nguồn Tổng LĐLĐ VIệt Nam)


 

 

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo