xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Tăng tuổi nghỉ hưu: Cơ hội đột phá hay tụt hậu?

Xuân Huy (Báo Giáo dục và Thời đại)

Trong Dự thảo Bộ Luật Lao động sửa đổi do Bộ LĐ-TB-XH đề xuất có 2 phương án về tuổi nghỉ hưu. Phương án 1, giữ nguyên tuổi nghỉ hưu như hiện nay. Phương án 2, nâng tuổi nghỉ hưu nam lên 62, nữ lên 60.

Bộ LĐ-TB-XH nghiêng về phương án 2, bởi theo Bộ này, tăng tuổi hưu được cho là một trong những giải pháp nhằm bảo đảm cân đối quỹ hưu trí và tử tuất trong dài hạn. Tuy nhiên, hiện vẫn còn rất nhiều ý kiến băn khoăn xung quanh đề xuất này...

Quỹ lương hưu mất cân đối

Nói về nguyên nhân cần tăng tuổi nghỉ hưu, đại diện Bộ LĐ-TB-XH cho rằng, lý do quan trọng nhất là nếu giữ nguyên mức đóng - hưởng, thời gian đóng - hưởng thì quỹ hưu trí và tử tuất sẽ mất cân đối dài hạn. Theo nghiên cứu của Tổ chức LĐ Quốc tế (ILO), từ năm 2023, quỹ hưu trí và tử tuất của Việt Nam sẽ rơi vào trạng thái thu trong năm không đủ bù chi, phải trích từ quỹ kết dư để chi trả. Từ năm 2034, phần quỹ kết dư trả hết, phải lấy ngân sách bù vào. 

Chẳng hạn, một nam giới có 30 năm đóng BHXH, về hưu ở độ tuổi 60 sẽ được hưởng lương hưu bằng 75% lương trung bình đã đóng BHXH. Trong 30 năm (360 tháng) tham gia BHXH, mỗi tháng đóng 22% tiền lương thì người này đóng vào quỹ 79 tháng lương trung bình. Do đó, số tiền đóng trên chỉ đủ chi trả trong 105 tháng lương hưu (tương đương 9 năm); nếu tính cả lãi suất đầu tư quỹ thì có thể trả đủ cho 12 năm lương hưu. Bởi vậy, muốn bảo đảm bền vững tài chính của quỹ, nếu không tăng tuổi nghỉ hưu, chỉ có 2 cách: Nâng mức đóng của người lao động (NLĐ) và doanh nghiệp (DN) hoặc giảm mức hưởng lương hưu của NLĐ.

Tăng tuổi nghỉ hưu: Cơ hội đột phá hay tụt hậu? - Ảnh 1.

Nâng mức đóng là khó vì tăng gánh nặng tài chính của NLĐ và làm giảm sức cạnh tranh của DN. Giảm mức hưởng cũng dẫn đến khó bảo đảm cuộc sống của người hưởng lương hưu. Ngoài ra, Bộ LĐ-TB-XH cũng đưa ra nhiều lý do khác cho việc tăng tuổi nghỉ hưu như: Tuổi thọ bình quân của người Việt tăng nhiều so với trước nên thời gian hưởng lương hưu khá dài, nâng tuổi hưu để ứng phó xu hướng già hóa dân số, thiếu LĐ, hay nhiều người dân trên 60 tuổi vẫn tiếp tục muốn làm việc xuất phát từ nhu cầu tăng thêm thu nhập hoặc mong muốn được đóng góp, cống hiến những kiến thức, kinh nghiệm tích lũy được trong quá trình làm việc...

Cơ hội nào cho NLĐ làm việc đến 60 - 62 tuổi? 

Cuộc tranh luận về việc tăng tuổi nghỉ hưu đã sôi nổi từ vài năm gần đây, nhưng điều đáng nói, lần nào Bộ LĐ-TB-XH đề xuất cũng bị dư luận phản ứng gay gắt bởi đều gây bất lợi cho NLĐ. Ngay như lần này, Bộ LĐ-TB-XH đề xuất tăng tuổi nghỉ hưu nhưng chưa hề có cuộc khảo sát lấy ý kiến hay đứng trên lập trường, quyền lợi của đa số NLĐ.

Không ít ý kiến cho rằng, đề xuất này chỉ phù hợp với một số ngành nghề đặc thù như nghiên cứu khoa học, không nên áp dụng đại trà, tránh gây bức xúc trong dư luận. Bởi ở độ tuổi 60, LĐ nữ khó có thể đảm bảo năng suất công việc trong khi DN phải trả lương cao cùng với nhiều loại chi phí khác. Thực tế, thời gian qua, hàng loạt DN ồ ạt sa thải lao động nữ sau tuổi 35 bởi không đáp ứng yêu cầu công việc. Họ chủ yếu là lực lượng lao động giản đơn như công nhân da giày, may mặc, lắp ráp điện tử... Bên cạnh đó, hiện các DN đã và đang hướng tới ứng dụng cách mạng công nghiệp 4.0, máy móc, robot sẽ thay thế con người. Liệu có cơ hội nào cho lao động làm việc đến 60 - 62 tuổi? Suy cho cùng, nếu càng kéo dài tuổi hưu thì việc NLĐ xin nghỉ sớm là điều dễ xảy ra. Khi đó, nguồn thu BHXH lớn nhất hiện nay sẽ bị ảnh hưởng trực tiếp và quy định tăng tuổi hưu sẽ chẳng có ý nghĩa đối với việc bảo toàn quỹ BHXH. Theo các chuyên gia, xét thực tế ở Việt Nam hiện nay, việc tăng tuổi nghỉ hưu còn tạo thêm kẽ hở cho các "nhóm lợi ích"... giữ ghế, duy trì quyền lợi và bổng lộc. Ngoài ra, còn làm cho thị trường lao động mất cân đối khi hiện đang còn hàng vạn, hàng triệu lao động trẻ có bằng cấp, được đào tạo qua trường lớp nhưng phải chịu cảnh thất nghiệp. Nếu tăng tuổi nghỉ hưu, cơ hội tìm việc của lớp trẻ càng bị thu hẹp.

Dự kiến, dự thảo sẽ được trình Quốc hội trong kỳ họp tháng 5-2019 và đưa ra biểu quyết vào kỳ họp tháng 10/2019. Trong khi còn nhiều tranh luận trái chiều, dư luận cho rằng, Bộ LĐ-TB-XH cần phải lắng nghe và đứng về phía NLĐ để có những đề xuất hợp tình, hợp lý hơn...


Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo