xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Tạo động lực để tăng năng suất

Văn Duẩn

Muốn tăng năng suất lao động, doanh nghiệp phải chăm lo tốt đời sống vật chất, tinh thần cũng như tạo ra động lực để người lao động muốn cống hiến

Tại buổi tọa đàmNăng suất lao động, vấn đề của doanh nghiệp (DN) hay người lao động?” do Báo Lao Động tổ chức sáng 14-10 tại Hà Nội, Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) đưa ra con số: Năng suất lao động (NSLĐ) của Việt Nam năm 2013 được xếp vào nhóm thấp nhất của khu vực châu Á - Thái Bình Dương, thấp hơn Singapore 15 lần, Nhật Bản 11 lần, Hàn Quốc 10 lần, Malaysia 5 lần, Thái Lan 2,5 lần.

Hổ thẹn với NSLĐ quá thấp kém

Cũng theo ILO, Việt Nam là 1 trong 3 nước có NSLĐ thấp nhất ASEAN, chỉ cao hơn Myanmar, Campuchia và ngang với Lào. NSLĐ của Việt Nam thấp hơn 2 lần so với năng suất bình quân của ASEAN. “Nếu duy trì NSLĐ này thì 50 năm nữa, NSLĐ Việt Nam mới bằng Thái Lan bây giờ, tuy nhiên nếu tăng gấp đôi NSLĐ thì con số này hạ xuống 13-14 năm” - ông Nguyễn Anh Tuấn, Viện trưởng Viện Năng suất Việt Nam, cho biết. Để tăng NSLĐ, theo ông Tuấn, DN cần tăng cường trang thiết bị cho người lao động (NLĐ). “NLĐ cần được trang bị công cụ, thiết bị tiên tiến, công nghệ cao mới có thể tăng năng suất. Không có khoa học, công nghệ, không thể có năng suất cao” - ông Tuấn khẳng định.

Công nhân Nhà máy Ô tô thương mại SAMCO được tuyển dụng và đào tạo bài bản để có thể tiếp cận công nghệ hiện đại Ảnh: VĨNH TÙNG
Công nhân Nhà máy Ô tô thương mại SAMCO được tuyển dụng và đào tạo bài bản để có thể tiếp cận công nghệ hiện đại Ảnh: VĨNH TÙNG

Ông Tuấn cũng cho rằng DN cần phải chia sẻ lợi ích với NLĐ. Năng suất tăng lên, NLĐ phải được hưởng lợi ích thì mới thúc đẩy, tạo động lực để họ cải tiến, tạo ra NSLĐ cao hơn. Dẫn ví dụ ở nhiều đơn vị, DN, nhiều NLĐ rất tâm huyết, muốn cống hiến, cải tiến công việc nhưng ý tưởng đưa ra đôi khi không được đón nhận, thậm chí còn bị “vùi dập tơi bời”. “Nếu như Việt Nam vẫn giữ nguyên cách làm này thì rất khó để phát triển, nâng cao NSLĐ” - ông Tuấn nói.

Ông Vũ Quang Thọ, Viện trưởng Viện Công nhân - Công đoàn, đã phải dùng từ “hổ thẹn” để nói về NSLĐ. “Hổ thẹn ở chỗ Việt Nam cùng làm ăn, sinh sống trong khu vực nhưng nước bên cạnh họ lại vươn lên. NSLĐ của Việt Nam rất thấp, chúng ta không cần che giấu, đây là một sự thấp kém của Việt Nam” - ông Thọ nhìn nhận.

NLĐ đói, làm sao tăng năng suất?

Ông Thọ cho biết khuyến cáo của các chuyên gia trong và ngoài nước đều chỉ ra rằng mức lương của NLĐ phụ thuộc rất cơ bản vào NSLĐ. Lương tối thiểu của Việt Nam hiện chỉ cao hơn Campuchia, có lĩnh vực hơn Myanmar, Malaysia nhưng nhìn chung vẫn thấp hơn nhu cầu sống tối thiểu. “Khi NLĐ còn đói, mức sống thấp hơn nhu cầu tối thiểu thì không thể đòi hỏi họ cố gắng cũng như có những thái độ tốt hơn để xây dựng DN” - ông Thọ khuyến cáo.

Ông Phạm Quang Tuyến, Tổng Giám đốc Công ty CP Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao, cũng cho rằng muốn DN phát triển bền vững thì phải thường xuyên đầu tư đổi mới công nghệ, quan tâm tới đời sống của NLĐ. Ông Tuyến nhấn mạnh: “Đây là động lực lớn lao để họ đóng góp công sức vì sự phát triển của DN; là điều kiện cần và đủ bảo đảm cho việc nâng cao hiệu quả sản xuất và NSLĐ tại mỗi DN”.

Đồng tình với ý kiến này, ông Cao Sỹ Kiêm - Chủ tịch Hiệp hội DN nhỏ và vừa - cho rằng để giải quyết vấn đề tăng NSLĐ cần cải thiện môi trường pháp lý; tăng lương, tái tạo sức lao động; áp dụng khoa học kỹ thuật, tăng cường cơ sở vật chất, đào tạo kỹ năng, kỹ thuật cho NLĐ. Ông Kiêm nhận định: “Với NLĐ, điều quan trọng để tăng NSLĐ là tiền lương tương xứng. Có như vậy họ mới có động lực, nhuệ khí để làm việc; nếu không, họ sẽ làm chiếu lệ, không có chất lượng”.

Ông Mai Đức Chính, Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam, cho biết để rút ngắn và đuổi kịp NSLĐ với các nước trong khu vực, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã đề xuất thành lập Ủy ban NSLĐ bao gồm Chính phủ, DN, Công đoàn và các nhà khoa học. Ủy ban này sẽ tham vấn cho Chính phủ đề ra những chính sách để thúc đẩy tăng NSLĐ. “Trước mắt ở cấp quốc gia cần cải cách thể chế, tái cấu trúc nền kinh tế. Còn các DN phải ưu tiên cải tiến công nghệ, chứ DN cứ gia công cho nước ngoài thì lấy đâu ra giá trị thặng dư để tăng lương?” - ông Chính đặt vấn đề.

Cần chia sẻ lợi nhuận với NLĐ

Ông Mai Đức Chính dẫn ví dụ về việc phát động phong trào thi đua của Công đoàn ở một DN: Bình thường, công nhân làm được 10 sản phẩm, nay thi đua làm ra 15 sản phẩm, thế là DN áp luôn định mức 15 sản phẩm, trong khi NLĐ chẳng được trả thêm đồng nào. Công nhân bảo họ chẳng tội gì phải làm giỏi vì lợi nhuận tăng thêm ông chủ lấy hết, họ chẳng được gì mà thêm cực! “Ở Nhật Bản, phần lợi nhuận tăng thêm (ngoài định mức) do sáng kiến, cải tiến kỹ thuật sẽ được chia sẻ giữa ông chủ và người thợ để tạo động lực. Còn ở Việt Nam, số DN tạo động lực cho NLĐ cống hiến là rất ít và điều này cần phải thay đổi” - ông Chính đề xuất.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo