xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Thẩm quyền của ai?

Bài và ảnh: Hương Huyền

Chỉ đến khi xảy ra tranh chấp, chủ doanh nghiệp mới phát hiện sai sót trong việc ký kết và chấm dứt hợp đồng đối với người lao động

Hợp đồng lao động (HĐLĐ) là sự thỏa thuận giữa người lao động (NLĐ) và người sử dụng lao động (NSDLĐ) về quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động. Như vậy, HĐLĐ chính là bằng chứng quan trọng thể hiện sự cam kết, thỏa thuận và bảo vệ quyền lợi cho cả NLĐ lẫn NSDLĐ. Thế nhưng, nhiều doanh nghiệp (DN) xem nhẹ việc này dẫn đến tranh chấp, thiệt hại. Một trong những sai lầm phổ biến nhất là để cho những người không có thẩm quyền ký kết HĐLĐ với NLĐ.

Không đúng thẩm quyền, bị tuyên vô hiệu

Hiện nay, có khá nhiều DN phó mặc việc giao kết HĐLĐ cho bộ phận nhân sự. Chỉ khi xảy ra tranh chấp, bản HĐLĐ bị tuyên vô hiệu, DN mới vỡ lẽ: Quyền lợi của NLĐ vẫn được pháp luật bảo vệ, còn DN lại gặp không ít phiền phức và thiệt hại.

Đơn cử như vụ việc xảy ra tại Công ty TNHH P.T (quận 8, TP HCM). Trong các bản HĐLĐ ký với công nhân, tên người đại diện công ty ghi là ông L.C.T, tổng giám đốc nhưng người ký tên trên bản HĐLĐ lại là bà N.T.T.T, một nhân viên phụ trách nhân sự và không hề được ủy quyền. Mới đây, khi anh Huỳnh Tấn Hưng, một công nhân, khởi kiện ra tòa đòi bồi thường vì bị đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật, tòa tuyên buộc công ty phải trả các khoản bồi thường dựa trên mức lương thực tế đã trả cho NLĐ (thông qua tài khoản ngân hàng). Dù mức lương này cao gần gấp đôi mức lương được giao kết trong HĐLĐ nhưng Công ty TNHH P.T vẫn phải chi trả vì không thể lấy mức lương trên bản HĐLĐ bị tuyên vô hiệu để làm căn cứ.

 

Một cuộc tranh chấp lao động tại TP HCM kéo dài do người thương lượng với công nhân không phải là người sử dụng lao động
Một cuộc tranh chấp lao động tại TP HCM kéo dài do người thương lượng với công nhân không phải là người sử dụng lao động

 

Tại Công ty TNHH L.T (100% vốn Hàn Quốc, quận 7, TP HCM), tuy ông L.J.K là tổng giám đốc, cũng là người đại diện theo pháp luật nhưng người đại diện ký HĐLĐ lại là ông L.J.H, giám đốc hành chính, dù trong HĐLĐ không thể hiện việc ông L.J.H được ủy quyền. Ngoài ra, theo quy định, phụ lục hợp đồng là một bộ phận của HĐLĐ và có hiệu lực như HĐLĐ, có nghĩa người ký phụ lục HĐLĐ cũng phải là người có thẩm quyền. Thế nhưng, người ký phụ lục HĐLĐ với NLĐ sau khi điều chỉnh lương tại công ty này lại do bà T.T.N, trưởng phòng nhân sự, đảm nhiệm. Tại phiên xử phúc thẩm về vụ tranh chấp lao động giữa anh Nguyễn Văn Hiền và công ty tại TAND TP HCM mới đây, cả bản hợp đồng và phụ lục hợp đồng đều bị tòa tuyên vô hiệu.

Thua kiện vì tùy tiện xử lý

Việc để người không có thẩm quyền giải quyết các vấn đề được pháp luật định rõ phải do NSDLĐ thực hiện hoặc giao quyền mà không có văn bản ủy quyền đúng pháp luật cũng diễn ra khá phổ biến trong việc xử lý kỷ luật lao động và chấm dứt HĐLĐ với NLĐ. Đơn cử như trường hợp tại Công ty TNHH V.T (quận 2, TP HCM). Cho rằng chị P.H.L gây thiệt hại hơn 350 triệu đồng, công ty đã họp xử lý kỷ luật và ra quyết định sa thải. Khi chị L. kiện ra tòa, dù chứng minh được lỗi của NLĐ, phía công ty vẫn bị tuyên sa thải trái pháp luật và phải bồi thường hơn 160 triệu đồng vì biên bản họp xử lý kỷ luật và quyết định sa thải đều do ông Phạm Quốc Tuấn, phó giám đốc, ký khi chưa được ủy quyền từ giám đốc.

Cũng gặp sai lầm tương tự nhưng đến khi ra tòa, Công ty TNHH V.S (quận Bình Thạnh, TP HCM) vẫn chưa nhận ra sai lầm của mình. Trước đó, nhân viên Nguyễn Thị Thái có mâu thuẫn trong công việc với bà Trần Thị Tuyết Nga, kế toán trưởng kiêm nhân sự, nên bị bà Nga cho nghỉ việc. Trong phiên xử phúc thẩm tại TAND TP HCM mới đây, khi HĐXX cho rằng bà Nga không phải người đại diện theo pháp luật, cũng không được ủy quyền đúng pháp luật nên việc bà này “cấm cửa” nhân viên là trái pháp luật thì đại diện công ty vẫn khăng khăng: “Bà Nga là thành viên HĐQT, được bổ nhiệm làm kế toán trưởng và phụ trách tuyển dụng nhân sự nên bà Nga có quyền”. Kết quả là công ty đã bị xử thua.

 

Sai thẩm quyền, bị phạt đến 20 triệu đồng

Theo luật sư Nguyễn Văn Hậu, Phó Chủ tịch Hội Luật gia TP HCM, người có thẩm quyền xử lý vi phạm kỷ luật lao động, kể cả tạm đình chỉ công việc là NSDLĐ. Người được NSDLĐ ủy quyền chỉ được xử lý kỷ luật lao động với hình thức khiển trách. Khi NSDLĐ thực hiện sai quy định của pháp luật về thẩm quyền trong ký HĐLĐ và xử lý kỷ luật sẽ bị xử phạt với mức cao nhất là 20 triệu đồng.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo