xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Thỏa thuận... kèo trên!

HỒNG VÂN

Chuyện thương lượng, thỏa thuận chỉ xảy ra với những người xuất sắc, còn người lao động bình thường chỉ biết chấp nhận các quy định của công ty đưa ra

Tôi làm việc cho công ty gần 18 năm mà tiền lương chỉ có 3 triệu đồng/tháng. Không đủ sống, chúng tôi thắc mắc, khiếu nại thì lãnh đạo trả lời không chịu thì kiếm chỗ khác mà làm. Kiếm chỗ nào bây giờ? Họ đã bắt tay nhau trả lương bao nhiêu đó, đố công ty nào dám trả cao hơn?”. Anh Lê Văn N., công nhân (CN) Công ty T. ở KCX Tân Thuận, TP HCM, phản ánh với Báo Người Lao Động.

“Không có chuyện thương lượng”

Trong bảng lương mà anh N. cho chúng tôi xem, mức lương 3 triệu đồng là phổ biến. Anh N. cho biết mức lương này tồn tại đã 10 năm nay. “Họ nói trả lương sản phẩm mà bây giờ hàng hóa bán không được, phải hạ giá nên tiền công phải hạ theo. Trả lương như vầy, mấy người độc thân còn sống không nổi, huống hồ gì tôi còn vợ và hai con. Hôm trước, vợ chồng tôi phải gửi một đứa về quê cho ông bà nhưng cứ nơm nớp lo vì ông bà đã lớn tuổi. Ở khu nhà trọ của tụi tôi, lúc trước có vợ chồng gửi con về nhà ông bà ở Nam Định, sơ sẩy sao đó mà thằng nhỏ té xuống ao chết đuối, chị vợ điên luôn” - N. kể.

Khi nghe chúng tôi giải thích về nguyên tắc thỏa thuận trong quan hệ lao động, anh N. và một số CN cho biết toàn bộ các quy định về lương, thưởng, phụ cấp, điều kiện lao động... đều do công ty quy định và người lao động phải chấp hành, không có chuyện thương lượng. Chị Lê Thanh M., làm việc tại công ty 10 năm, cho biết giám đốc công ty còn nói rằng ở nước ngoài, khi tuyển lao động, chủ doanh nghiệp đưa ra các quy định của công ty, nếu người lao động chấp nhận thì vào làm, không thì đi chỗ khác! Chuyện thương lượng, thỏa thuận chỉ xảy ra với những người xuất sắc, còn người lao động bình thường thì chỉ biết chấp nhận.

Không thể “ngồi cùng mâm”

Trong một cuộc tọa đàm tổ chức tại TP HCM mới đây để chia sẻ kinh nghiệm về đào tạo, sử dụng nhân lực, ông N.T.M, giám đốc một công ty sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ, cho biết bình đẳng trong quan hệ lao động chỉ là lý thuyết. Không có ông chủ doanh nghiệp nào bỏ tiền ra lập doanh nghiệp, tổ chức sản xuất, thuê mướn lao động mà muốn những người làm thuê “ngồi cùng mâm” với mình. “Chủ doanh nghiệp luôn nắm kèo trên và không bao giờ để cho mình chịu thiệt trong cuộc mua bán sức lao động. Người ta không dại gì mua hàng chất lượng kém với giá cao. Người lao động nên xem lại mình, phải học tập, rèn luyện và làm việc hết mình thì mới mong được trả đúng giá”- ông N.T.M nói.
img
Người lao động đến Báo Người Lao Động để hỏi về quyền và nghĩa vụ của mình trong quan hệ lao động Ảnh: TRƯỜNG HOÀNG
Ý kiến này nhận được sự đồng tình của 36/52 người có mặt. Tuy nhiên, cũng không ít ý kiến bày tỏ băn khoăn. Bà Trần Thị Ngọc Nga, giám đốc một doanh nghiệp chế biến, kinh doanh thực phẩm tại quận Thủ Đức, đặt vấn đề: “Có hay không chuyện các doanh nghiệp bắt tay nhau dìm giá công lao động? Đã gọi là thị trường, tại sao không tự do cạnh tranh lành mạnh mà lại bắt tay nhau theo kiểu... tăng giá cước 3G của các nhà mạng? Điều này có vi phạm quy định về cạnh tranh hay không khi sức lao động cũng là một thứ hàng hóa? Chúng ta hay nói “mặt bằng tiền lương”, “mặt bằng thu nhập” trên thị trường sức lao động nhưng cơ sở nào để thiết lập mặt bằng ấy? Có căn cứ khoa học không hay chỉ là việc bắt tay nhau để thiết lập mặt bằng tiền lương thấp nhằm ép người lao động? Có lần tôi đăng thông báo tuyển lao động với mức lương cao thì ngay sau đó bị nhắn tin đe dọa, cho là tôi “phá giá”. Tôi nghĩ cơ quan quản lý nên lưu tâm điều này”.

ÔNG LONG LÊ VINH QUANG, GIÁM ĐỐC CÔNG TY AN PHÚ KHANG (QUẬN 12, TP HCM):

Người lao động luôn ở thế yếu

Theo quy định, quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ lao động được xác lập trên cơ sở thương lượng, thỏa thuận. Tuy nhiên, trên thực tế, người lao động (NLĐ) luôn ở thế yếu trên bàn thương lượng hay nói thẳng ra là chủ nói sao, nghe vậy. Theo tôi, vấn đề quan trọng là Công đoàn cơ sở phải đủ mạnh, đủ tầm để thương lượng, ký kết bản thỏa ước lao động tập thể với những điều khoản bảo đảm cho NLĐ đủ sống, an tâm làm việc. Bản thỏa ước lao động có thể xem là một bộ khung về việc thực hiện chính sách, pháp luật và chăm lo cho NLĐ. Việc ký kết hợp đồng lao động cứ theo thỏa ước mà thực hiện sẽ tránh được thiệt thòi cho NLĐ.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo