xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Thổi hồn cho đồ gỗ

Bài và ảnh: NGUYỄN LUÂN

Tinh thần cầu tiến, khả năng sáng tạo cùng với nỗ lực tự thân đã giúp ông Phạm Văn Ba, Giám đốc Công ty TNHH Gỗ Danh mộc Ba Sơn, thoát nghèo và thành danh

Tiếng máy xẻ gỗ, tiếng đục đẽo lốc cốc, tiếng thợ gọi nhau í ới khiến không khí xưởng sản xuất mộc mỹ nghệ của Công ty TNHH Gỗ Danh mộc Ba Sơn (3/7 Hồ Học Lãm, phường 16, quận 8, TP HCM) hết sức nhộn nhịp. Đi đi lại lại đôn đốc thợ làm việc là một người đàn ông trung niên có dáng người thấp đậm, tác phong nhanh nhẹn. Ông là Phạm Văn Ba, Giám đốc Công ty TNHH Gỗ Danh mộc Ba Sơn.

Theo đuổi ước mơ

Ông Ba quê gốc Quảng Ngãi, cả gia đình sống thuần nông. Cha mất sớm nên so với đám bạn cùng lứa, Ba chịu thiệt thòi đủ thứ.

Nhà ở cạnh xưởng mộc của nghệ nhân Đoàn Văn Đắc nên sau giờ học hằng ngày, cậu bé Ba thường lân la xem thợ đục, gọt, tách tỉa chế tác đồ gỗ. Vân gỗ, nhất là những đường nét chạm trổ tinh xảo trên sản phẩm, dần hút hồn cậu học trò.

Làm thợ sai vặt của xưởng mộc từ năm lên 7 tuổi, Ba chỉ mơ ước sau này được trở thành một thợ cả, có thể nuôi sống bản thân và đỡ đần cho cha mẹ. Thương thằng nhỏ hàng xóm chịu khó nên ông Đắc đã truyền hết bí quyết nghề nghiệp. Vốn sáng ý nên chỉ trong một thời gian ngắn, Ba đã nắm bắt kỹ thuật đục, gọt, tách tỉa, đánh bóng... Cứ thế, tình yêu với nghề mộc trong Ba lớn dần theo năm tháng.

Năm 12 tuổi, do cuộc sống ở quê quá khó khăn, Ba cùng mẹ và chị gái khăn gói vào Sài Gòn tìm cơ hội lập thân. Không người thân thích nên cả gia đình Ba phải cất tạm một căn chòi nhỏ bên bờ kênh Tân Hóa làm nơi tá túc. Ở nơi đất khách, mẹ và chị của Ba lấy việc mua gánh bán bưng làm kế sinh nhai.

img
Ông Phạm Văn Ba, Giám đốc Công ty TNHH Gỗ Danh mộc Ba Sơn, bên một sản phẩm vừa hoàn thiện

Nhiều lần chứng kiến Ba tận dụng gỗ thừa để giặm vá, sửa chữa lại căn chòi của gia đình, hàng xóm cứ tấm tắc khen anh khéo tay. Cũng từ đó, dân trong xóm thường sang nhà nhờ Ba đóng lại cái bàn hay sửa lại cái ghế.

“Vài chục ngàn đồng tiền công lúc đó có ý nghĩa hết sức đặc biệt, bởi nó giúp tôi ấp ủ giấc mơ tiếp tục theo đuổi công việc mà mình yêu thích” - ông Ba nhớ lại. Có chút tiếng tăm, sau khi học hết lớp 12, cùng với một nhóm thợ đồng hương, Ba hùn vốn mở xưởng chế tác đồ gỗ riêng. Làm ăn có uy tín và chịu khó tích lũy vốn liếng, năm 2007, ông mở công ty riêng.

Nhạy bén, nhiều ý tưởng

Dân trong nghề và những ai yêu thích đồ gỗ cao cấp không còn xa lạ với sản phẩm do Công ty Ba Sơn chế tác. Chỉ riêng cách tiếp cận nguồn nguyên liệu sản xuất đã cho thấy ông Ba luôn nghiêm túc với nghề. Gỗ đỏ, nguyên liệu chính để sản xuất, thường khó kiếm nên ông mất nhiều thời gian để đặt hàng.

“Nguyên liệu quyết định đến chất lượng sản phẩm. Chọn không kỹ nguyên liệu và làm chiếu lệ sẽ khó có sản phẩm chất lượng cao theo yêu cầu của khách” - ông Ba cho biết. Từ suy nghĩ ấy, khi có được thông tin về loại gỗ quý là ông luôn tìm đến tận nơi để đặt hàng. Bản tính cẩn thận ấy đã giúp ông luôn chọn những cây gỗ ưng ý, đáp ứng được yêu cầu cho ra đời dòng sản phẩm chất lượng cao.

Ghé xưởng chế tác đồ gỗ của Công ty Ba Sơn, khách hàng sẽ choáng ngợp bởi sự đa dạng về mẫu mã sản phẩm. Lâu nay, với sản phẩm gỗ mỹ nghệ truyền thống, nghệ nhân thường lấy hình ảnh Long, Lân, Quy, Phụng hoặc Mai, Lan, Cúc, Trúc làm chủ đạo sáng tác. Phát hiện sự đơn điệu ấy là nguyên nhân khiến sản phẩm khó thuyết phục khách, ông Ba bỏ công sưu tầm và thiết kế thêm mẫu mã mới. Khéo léo tận dụng tối đa vẻ đẹp tự nhiên của vân gỗ và đưa thêm ý tưởng mới vào thiết kế, nhạy bén nghề nghiệp ấy của ông đã giúp sản phẩm thêm sinh động và có hồn.

Được nghệ nhân Đoàn Văn Đắc hỗ trợ và biết giữ chữ tín với khách nên Công ty Ba Sơn ăn nên làm ra. Quan sát cách ông Ba dạy nghề cho thợ trẻ, chúng tôi cảm nhận được tâm huyết nghề nghiệp ở ông. Ông không lớn tiếng la rầy, thay vào đó là thái độ tận tâm, uốn nắn thao tác cho đàn em.

Là chủ một công ty có 160 công nhân (CN) nhưng ông Ba vẫn giữ cách sống giản dị. “Đối đãi như người nhà và sẵn lòng hỗ trợ CN khi khó khăn, tính cách ấy ở anh Ba đã thuyết phục hoàn toàn chúng tôi” - nữ CN Phan Thúy Vân, quê Sóc Trăng, nhận xét.

“Phương tiện kỹ thuật ngày nay hỗ trợ nhiều cho việc chế tác đồ gỗ song yếu tố quyết định vẫn là con người. Sự tài hoa, bàn tay và khối óc con người là điều không thể thiếu. Ngoài sự kiên nhẫn và tính tỉ mỉ, người thợ phải gửi hết tình yêu nghề nghiệp vào từng sản phẩm ” - ông Ba nhìn nhận

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo