xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Thương lượng thực chất

Bài và ảnh: HỒNG ĐÀO

Xác lập uy tín với doanh nghiệp và khéo léo trong thương thảo sẽ giúp Công đoàn cơ sở thương lượng, ký kết thỏa ước tốt

Thỏa ước lao động tập thể (TƯLĐTT) chỉ có ý nghĩa thực sự khi động viên người lao động (NLĐ) an tâm làm việc và giúp doanh nghiệp (DN) ổn định quan hệ lao động lâu dài. Để làm được điều này, đòi hỏi nhiều ở kỹ năng thương lượng của đội ngũ cán bộ Công đoàn (CĐ)” - ông Trần Văn Nhanh, Chủ tịch CĐ Công ty CP In số 4 (thuộc CĐ Tổng Công ty Văn hóa Sài Gòn), đúc kết như vậy về kinh nghiệm thương thảo, ký kết TƯLĐTT.

Xác lập uy tín

Nhiều năm qua, Công ty CP In số 4 được đánh giá là một trong những đơn vị thực hiện tốt việc thương lượng, ký kết TƯLĐTT. Có được điều đó là nhờ sự nhạy bén, đặc biệt là kỹ năng thương lượng khéo léo của đội ngũ cán bộ CĐ cơ sở.

Ông Nhanh cho biết để có thỏa ước tốt, ngoài am hiểu về pháp luật, đội ngũ cán bộ CĐ cơ sở chủ động đeo bám tình hình sản xuất - kinh doanh tại DN và nắm bắt được tâm tư, nguyện vọng NLĐ. Chính những chất liệu sống về tình hình “sức khỏe” DN và đời sống NLĐ là cơ sở để CĐ cơ sở xây dựng nội dung thỏa ước và lên kế hoạch thương lượng với DN. Với việc đưa ra điều khoản thương lượng phù hợp với điều kiện đặc thù của DN, CĐ cơ sở đã không gặp trở ngại trong suốt quá trình thương lượng, đồng thời đáp ứng được nguyện vọng của tập thể lao động. Với sự chỉn chu ấy của CĐ cơ sở, TƯLĐTT tại Công ty CP In 4 có trên 10 điều khoản có lợi cho NLĐ, như: Nghỉ mát; thưởng vào các ngày giỗ tổ Hùng Vương, Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán, 30-4, 2-9; tặng quà cho con NLĐ vượt khó, học giỏi...

 

Người lao động tại Công ty CP In số 4 được hưởng nhiều chế độ cao hơn luật quy định
Người lao động tại Công ty CP In số 4 được hưởng nhiều chế độ cao hơn luật quy định

 

Xây dựng quan hệ hiểu biết và hợp tác chặt chẽ với người sử dụng lao động nhằm tạo thuận lợi cho quá trình thương lượng, ký kết TƯLĐTT lại là kinh nghiệm của CĐ Công ty TNHH Sanofi Aventis (quận 4,

TP HCM). Ông Huỳnh Phát Đạt, Chủ tịch CĐ, cho biết do đặc thù là DN 100% vốn nước ngoài nên cứ 2 năm/lần, công ty mẹ lại thay giám đốc điều hành. Khi sang Việt Nam làm việc, họ đều có tâm lý e ngại CĐ. Hiểu được điều đó, khi đến sinh nhật giám đốc, ban chấp hành CĐ cơ sở đã tặng hoa và gửi lời chúc mừng chân thành. Đó cũng là dịp để CĐ cơ sở giải thích cho giám đốc hiểu thêm về vị trí, vai trò của tổ chức CĐ nhằm tranh thủ sự ủng hộ. Chính sự chân thành ấy của đội ngũ cán bộ CĐ cơ sở đã khiến người điều hành DN thay đổi cách nghĩ, từ đó phối hợp chăm lo tốt hơn cho NLĐ. Với tinh thần hợp tác ấy, NLĐ tại Công ty TNHH Sanofi Aventis được hưởng chính sách phúc lợi cao, như: được mua bảo hiểm; nghỉ mát (1,2 triệu đồng/năm); quà Tết (từ 1 triệu đồng lên 1,5 triệu đồng/năm)...

Chọn thời điểm chín muồi

Đây là kinh nghiệm được nhiều CĐ cơ sở khu vực ngoài nhà nước đúc kết trong quá trình thương lượng, ký kết TƯLĐTT. “Tình hình sản xuất - kinh doanh của DN không phải lúc nào cũng thuận lợi nên việc chọn thời điểm thích hợp để thương lượng là vô cùng quan trọng, quyết định sự thành bại của TƯLĐTT” - ông Nguyễn Hữu Phước, Chủ tịch CĐ Công ty TNHH Đạt Việt - KCX Tân Thuận (quận 7, TP HCM), chia sẻ.

Tại Công ty TNHH Đạt Việt, tinh thần trách nhiệm cùng khả năng nhạy bén của đội ngũ cán bộ CĐ trong việc đeo bám tình hình DN, nhất là đời sống NLĐ, đã giúp quá trình thương thảo diễn ra suôn sẻ. Đơn cử như khi công ty làm ăn có lãi, CĐ cơ sở tranh thủ hoàn thiện các nội dung thương lượng và chủ động đề xuất ban giám đốc. Sự nhanh nhạy ấy của CĐ cơ sở ngay lập tức nhận được đồng thuận cao từ ban giám đốc và giúp NLĐ được hưởng lợi nhiều hơn. Tương tự, tại Công ty TNHH Thang máy Melco Việt Nam (quận Tân Bình, TP HCM), sự kiên trì cũng giúp CĐ cơ sở gặt hái được thành công trong quá trình thuyết phục, vận động DN. Ông Phan Nhật Thành, Chủ tịch CĐ công ty, bày tỏ: “Thuyết phục DN bằng lập luận phù hợp, hướng đến mục tiêu hài hòa lợi ích DN và NLĐ, CĐ cơ sở sẽ sớm nhận được sự đồng ý từ ban giám đốc”. Thực tế, không ít lần CĐ Công ty Melco từng bị thử thách. Chẳng hạn, DN từng từ chối cấp kinh phí cho CN đi du lịch theo đề xuất của CĐ cơ sở nhưng lại sẵn sàng bỏ tiền đưa NLĐ sang Nhật đào tạo nghề. Bài học kinh nghiệm, theo ông Phan Nhật Thành, là để thương lượng hiệu quả, nội dung thương lượng phải dung hòa lợi ích giữa NLĐ và DN.

 

Phải có kỹ năng

Thỏa ước lao động tập thể (TƯLĐTT) được hiểu như Bộ Luật Lao động thu nhỏ và chỉ có ý nghĩa thực sự khi trong đó có những điều khoản cao hơn luật định, góp phần động viên người lao động (NLĐ) gắn bó lâu dài với doanh nghiệp (DN). “Ưu tiên hàng đầu khi thương lượng là phải hướng đến mục tiêu ổn định căn cơ đời sống NLĐ và vì sự phát triển bền vững của DN. Nếu cán bộ Công đoàn (CĐ) có kỹ năng thương lượng và làm tốt vai trò cầm trịch, chắc chắn TƯLĐTT sẽ đáp ứng nguyện vọng của hai phía” - ông Đinh Tuấn Kiệt, Chủ tịch CĐ Công ty TNHH Vĩ Châu (quận 7, TP HCM), khẳng đinh.

Tổ chức thương lượng và ký kết TƯLĐTT là trách nhiệm của DN, được quy định bởi pháp luật lao động. Nếu như đối thoại định kỳ chính là cơ hội để người sử dụng lao động và tập thể lao động (CĐ cơ sở làm đại diện) tìm được tiếng nói chung nhằm hóa giải các vướng mắc trong quan hệ lao động thì việc ký kết TƯLĐTT là điều kiện cần để DN chuẩn hóa chính sách chăm lo. Nếu DN làm ăn tốt, quá trình thương lượng của CĐ ít gặp trở ngại và NLĐ sẽ hưởng lợi từ chính sách chăm lo thông qua các cam kết trong TƯLĐTT. Ngược lại, chỉ cần DN gặp khó, kỹ năng thương thảo của cán bộ CĐ sẽ đóng vai trò quyết định. Thực tiễn cho thấy bài toán mà đội ngũ cán bộ CĐ cần tìm lời giải chính là làm sao đạt được sự đồng thuận từ DN, đồng thời đáp ứng được nguyện vọng số đông NLĐ. Lấy ví dụ từ chính quá trình thương thảo, ký kết TƯLĐTT tại đơn vị, ông Kiệt phân tích: “Khi DN khó khăn, trách nhiệm của CĐ càng nặng nề bởi phải thuyết phục làm sao để NLĐ hiểu và cùng chia sẻ khó khăn. Hơn ai hết, NLĐ hiểu rõ tình trạng việc làm, thu nhập của bản thân nên sẽ đoán được bao nhiêu phần trăm đòi hỏi được DN đồng ý. Bám sát tình hình sản xuất - kinh doanh của đơn vị và chỉn chu trong việc chắt lọc ý kiến NLĐ để hoàn thiện nội dung thỏa ước, chắc chắn CĐ cơ sở sẽ dễ thuyết phục NLĐ và DN”. Bài học kinh nghiệm của CĐ Công ty Vĩ Châu cho thấy bản lĩnh, kỹ năng của đội ngũ cán bộ CĐ đóng vai trò không thể thiếu xuyên suốt quá trình thương lượng, ký kết TƯLĐTT.

Dung hòa lợi ích DN và NLĐ luôn là mục tiêu tổ chức CĐ hướng đến khi thực hiện chức năng đại diện. Theo ông Lê Đình Quảng, Phó trưởng Ban Quan hệ lao động Tổng LĐLĐ Việt Nam, để thương lượng tốt, cán bộ CĐ cần có kiến thức, bản lĩnh lẫn kỹ năng đàm phán. “Hiểu DN và NLĐ cần gì, từ đó xây dựng nội dung thương lượng phù hợp; làm tốt điều này sẽ giúp CĐ xác lập uy tín với cả hai phía” - ông Quảng khẳng định.

Khánh Lê

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo