xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Trách nhiệm của BHXH chứ đâu phải của doanh nghiệp?

Lê Nguyên

Vừa qua, nhân đọc trên báo thấy Trung tâm Tư vấn Pháp luật LĐLĐ TP HCM trả lời về việc thời gian người lao động nghỉ thai sản được xem là thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc, vấn đề này không mới nhưng lại xới lên một bất cập của chính sách.

Tôi là chủ doanh nghiệp. Trước đây, tại công ty của tôi cũng đã xảy ra khiếu nại về thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc. Lần đó, khi tính trợ cấp thôi việc cho một nữ nhân viên, chúng tôi đã trừ ra thời gian của 3 lần chị nghỉ thai sản, tổng cộng là 12 tháng. Chị khiếu nại và viện dẫn Nghị định 05/NĐ-CP quy định thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc, mất việc là tổng thời gian người lao động (NLĐ) đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động (NSDLĐ) trừ đi thời gian tham gia bảo hiểm thất nghiệp và thời gian làm việc đã được trả trợ cấp thôi việc. Trong đó, thời gian làm việc thực tế bao gồm cả thời gian nghỉ hưởng chế độ theo quy định của Luật BHXH. Theo yêu cầu của cơ quan chức năng, công ty phải trả trợ cấp thôi việc cho thời gian 12 tháng nghỉ thai sản của NLĐ.

Trách nhiệm của BHXH chứ đâu phải của doanh nghiệp? - Ảnh 1.

Số tiền tuy không lớn nhưng chúng tôi không "thông" với quy định nên đến giờ vẫn lấn cấn, không muốn thực hiện. Ai cũng biết, "chế độ theo quy định của Luật BHXH" thì rất nhiều: Ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp… Theo quy định của pháp luật, doanh nghiệp phải đóng BHXH bắt buộc để khi NLĐ tạm thời không làm việc (bị ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp) thì sẽ có người đứng ra trả thay, đó là cơ quan BHXH. Rõ ràng, trong khoảng thời gian này, cơ quan BHXH đóng vai trò người sử dụng lao động: trả lương, mua BHYT cho NLĐ. Thế thì chính cơ quan BHXH, chứ không phải doanh nghiệp, phải đóng bảo hiểm thất nghiệp cho NLĐ. Nếu không đóng thì sau này, khi NLĐ nghỉ việc, cơ quan BHXH phải trả trợ cấp thôi việc cho NLĐ.

Một bất hợp lý khác, đúng hơn là mâu thuẫn của pháp luật lao động: Theo quy định, thời gian làm việc để tính trả trợ cấp thôi việc là "thời gian làm việc thực tế". Song, khi NLĐ nghỉ thai sản, nghỉ ốm đau, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cũng có nghĩa là trên thực tế, NLĐ "không làm việc", không có quan hệ lao động và cũng không có quan hệ tiền lương. Thế thì tại sao lại ép doanh nghiệp phải trả khoản chi phí này trong khi nó thuộc trách nhiệm của cơ quan BHXH?

Tôi nhớ có lần tại một cuộc hội thảo, chính lãnh đạo ngành BHXH cũng đề xuất thời gian NLĐ nghỉ hưởng chế độ BHXH thì nên tính là thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp để sau này họ được hưởng chính sách. Tôi thấy chính người của cơ quan BHXH cũng nhận ra bất hợp lý này nên mới đề xuất như vậy. Mong Chính phủ sửa đổi Nghị định 05/CP theo hướng này cũng như trình Quốc hội sửa đổi Bộ Luật Lao động cho thống nhất.

Như đã nói, chúng tôi không tiếc tiền với NLĐ mà chỉ muốn dù chỉ 1 đồng thì cũng phải là khoản chi hợp lý.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo