xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Tự rước phiền phức

Bài và ảnh: Hương Huyền

Dù biết sai nhưng một số doanh nghiệp vẫn quyết ăn thua đủ với người lao động nên gây tranh chấp kéo dài và chuốc phải những thiệt hại không đáng có

Tại phiên xét xử mới đây, TAND quận Tân Phú, TP HCM đã tuyên buộc Công ty Truyền thông S.T.G phải trả gần 300 triệu đồng gồm tiền lương và các khoản bồi thường vì đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động (HĐLĐ) trái pháp luật đối với anh Trương Duy Linh, nguyên giám đốc hành chính - nhân sự của công ty. 300 triệu đồng là khoản tiền bồi thường không nhỏ và doanh nghiệp (DN) đã có thể giảm thiểu được tổn thất nếu trước đó có thiện chí giải quyết tranh chấp với người lao động (NLĐ).

Tráo trở

Anh Linh được Công ty Truyền thông S.T.G ký 2 HĐLĐ xác định thời hạn 1 năm với mức lương 22 triệu đồng/tháng, hợp đồng cuối đến ngày 30-10-2015 mới hết hạn. Ngày 15-1-2015, do bất đồng ý kiến trong công việc, anh bị bà Phạm Ái Vân, phó tổng giám đốc, tuyên bố đuổi việc (qua điện thoại). Thời điểm đó, cho rằng bà Vân không có thẩm quyền cho mình thôi việc, anh Linh đã 2 lần gửi đơn khiếu nại đến ông N.T.D, tổng giám đốc, yêu cầu xác nhận việc cho anh nghỉ việc, thanh toán tiền lương tháng 1-2015, tiền lương tháng 13 và các khoản bồi thường vì đơn phương chấm dứt HĐLĐ. Tuy nhiên, anh không nhận được phản hồi.

Một phiên hòa giải tranh chấp lao động diễn ra tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, TP HCM
Một phiên hòa giải tranh chấp lao động diễn ra tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, TP HCM

Anh khiếu nại lên Phòng Lao động - Thương Binh và Xã hội (LĐ-TB-XH) quận Tân Phú. Theo kết quả phiên hòa giải thành diễn ra ngày 11-3-2015, hai bên đồng ý chậm nhất ngày 20-3-2015, công ty sẽ trả 2 tháng tiền lương, ra quyết định thôi việctrả sổ BHXH cho anh Linh. Thế nhưng, sau đó công ty không thực hiện mà kiện anh Linh ra tòa đòi bồi thường thiệt hại 22 triệu đồng vì tự ý bỏ việc, vi phạm thời gian báo trước. Bất bình, anh Linh làm đơn phản tố buộc công ty phải bồi thường hơn 300 triệu đồng.

Sau phiên xử, anh Linh chia sẻ: “Làm việc tại công ty khá lâu, ít nhiều cũng có tình cảm nên dù bị cho nghỉ việc một cách oan uổng, tôi cũng không muốn kiện cáo hay đòi bồi thường gì. Thật lòng, tôi nghĩ nếu công ty thể hiện thiện chí thì tôi chỉ cần nhận lương, thưởng Tết công ty đã cam kết trước đó là được. Thế nhưng, công ty dù biết sai vẫn cố ăn thua đủ với tôi, không hề tỏ một chút thiện chí nào thì tôi cũng quyết làm cho ra lẽ”.

Quyết ăn thua đủ

Theo các chuyên gia lao động, đối với những vụ tranh chấp lao động, nhất là tranh chấp về sa thải, đơn phương chấm dứt HĐLĐ thì càng giải quyết nhanh bao nhiêu, DN càng có lợi bấy nhiêu vì nếu kéo dài, ngoài việc gây ra những phiền phức không đáng có, DN còn tốn nhiều thời gian, tiền bạc để theo đuổi vụ việc. Chưa kể, nếu DN vi phạm luật, việc kéo dài tranh chấp sẽ khiến DN thiệt hại nhiều hơn, như trường hợp nêu trên. Điều này, không phải DN không biết song lại cố chấp, quyết ăn thua đủ với NLĐ.

Cuộc tranh chấp giữa anh Đinh Hồng Sang với Công ty T.H (quận Gò Vấp,

TP HCM) mới đây cũng đang đi vào vết xe đổ này. Tháng 5-2015, anh Sang được ký HĐLĐ thời hạn 1 năm ở vị trí trợ lý sản xuất. Đột nhiên, ngày 9-1-2016, anh nhận được thông báo từ phòng nhân sự yêu cầu bàn giao, trả thẻ nhân viên, thẻ BHYT và nghỉ việc từ ngày 11-1 với lý do làm việc không hiệu quả. Không đồng tình, anh Sang khiếu nại lên Phòng LĐ-TB-XH quận Gò Vấp.

Tại phiên hòa giải đầu tiên ngày 19-1, phía công ty cung cấp cho Phòng LĐ-TB-XH quận quyết định nghỉ việc của anh Sang đề ngày 11-1, mục lý do được ghi là “xin thôi việc”. Thế nhưng, tại lần hòa giải thứ hai ngày 25-1, phía công ty cho rằng chỉ mới thỏa thuận nghỉ việc với anh Sang chứ chưa ra quyết định. Đại diện Phòng LĐ-TB-XH quận Gò Vấp đã chỉ ra những bất hợp lý trong các chứng cứ mà công ty cung cấp: quyết định nghỉ việc ghi lý do “xin thôi việc” nhưng không có đơn xin thôi việc của NLĐ; công ty nói có thỏa thuận với NLĐ nhưng không hề có biên bản chứng minh. Mặt khác, công ty lấy lý do anh Sang làm việc không hiệu quả để cho thôi việc nhưng không hề cung cấp được bằng chứng. “Do vậy, công ty phải nhận anh Sang trở lại làm việc và chi trả đầy đủ lương những ngày NLĐ không được làm việc” - đại diện Phòng LĐ-TB -XH yêu cầu.

Thế nhưng, đáp lại khuyến cáo ấy, ngày 27-1, công ty đã gửi email yêu cầu anh Sang đến công ty hoàn tất hồ sơ thôi việc trước ngày 28-1. Nếu anh Sang đồng ý, công ty sẽ thanh toán 9 ngày lương tháng 1 cho anh; nếu không đồng ý thì chờ tòa án giải quyết. Bức xúc trước thái độ thiếu thiện chí của công ty, anh Sang đã kiện ra tòa.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo