xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Xóa “mù luật” cho công nhân

Theo Ngọc Tú (Báo Lao động Thủ Đô)

Vi phạm pháp luật lao động và các chế độ chính sách của người lao động vẫn diễn ra phổ biến, việc bảo vệ người lao động thông qua tuyên truyền, tư vấn, giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý cho người lao động luôn là một nhiệm vụ quan trọng của tổ chức Công đoàn

Có thâm niên công tác 7 năm tại một doanh nghiệp tư nhân chuyên nhập khẩu, phân phối các sản phẩm sữa đặt tại địa bàn quận Nam Từ Liêm và tham gia đóng BHXH liên tục từ đó đến nay, nhưng mới đây, khi xin thôi việc, chị Nguyễn Thị Ngọc- nhân viên doanh nghiệp này - không được thanh toán bất cứ một khoản gì ngoài tiền lương thời gian chị đã làm việc tại đó.

Thiệt thòi vì thiếu hiểu biết

Do không hiểu rõ quyền lợi mình được hưởng, nên chị Ngọc cũng không thắc mắc, đòi hỏi gì. Chỉ đến khi theo dõi buổi tọa đàm trực tuyến về pháp luật lao động trên một tờ báo điện tử, chị Ngọc mới “vỡ lẽ” rằng khi người lao động đã làm việc thường xuyên trong doanh nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên và chấm dứt HĐLĐ đúng pháp luật thì người sử dụng lao động có trách nhiệm trả trợ cấp thôi việc, cứ mỗi năm làm việc là nửa tháng lương, cộng phụ cấp lương (nếu có).

Mỗi buổi sinh hoạt trợ giúp pháp lý đều có rất đông công nhân tham gia. (Ảnh minh họa)
Mỗi buổi sinh hoạt trợ giúp pháp lý đều có rất đông công nhân tham gia. (Ảnh minh họa)

Ngoài ra, NLĐ còn được nhận các khoản tiền khác như: Tiền những ngày nghỉ phép hàng năm (nếu còn) mà trong thời gian làm việc chưa nghỉ; các khoản trợ cấp hoặc các quyền lợi vật chất khác quy định tại Thỏa ước lao động tập thể của doanh nghiệp (nếu có); được nhận sổ lao động; được nhận lại sổ BHXH và được hưởng quyền lợi về BHXH theo quy định của Nhà nước. Sau khi nắm được quy định này, chị Ngọc đã trở lại yêu cầu doanh nghiệp cũ thanh toán các khoản trên và được doanh nghiệp thanh toán đầy đủ.

Dẫu sao, chị Ngọc vẫn may mắn khi đã đòi lại được quyền lợi của mình. Trong nhiều trường hợp khác, vì không nắm rõ những quy định của pháp luật, người lao động đành chấp nhận mất trắng quyền lợi. Như trường hợp của Nguyễn Ngọc Tuấn – quê Hoài Đức- Hà Nội. Quá khao khát có được việc làm, nên khi được nhận vào làm việc tại một doanh nghiệp tư nhân chỉ bằng một thỏa thuận miệng, Tuấn vẫn mừng như bắt được vàng. Làm việc miệt mài từ 8 giờ sáng đến 18 giờ chiều, cả tuần chỉ có một ngày nghỉ, không BHYT, BHXH nhưng với Tuấn “có việc làm, có thu nhập là tốt rồi, cần gì phải đòi hỏi này nọ”. Thế rồi, bỗng nhiên, công ty gặp khó khăn, trong số các lao động bị cắt giảm có cả Tuấn. Tệ hại hơn, anh phải ra đi với hai bàn tay trắng bởi giữa anh và Công ty chưa hề có một ràng buộc nào trên văn bản, giấy tờ...

Những trường hợp kể trên cho thấy, kiến thức pháp luật của NLĐ còn rất hạn chế. Nói về trình độ hiểu biết pháp luật của NLĐ, bà Vũ Thị Trình, Phó Chủ tịch LĐLĐ quận Hai Bà Trưng nhận xét: hiện nay, hầu hết các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ tuyển dụng lao động phần lớn là lao động phổ thông, việc nắm bắt pháp luật của họ hạn chế, từ đó dẫn đến những hậu quả khó lường trong quan hệ lao động. NLĐ bị chèn ép, mất quyền lợi mà chính họ cũng không biết và không hiểu rõ những quy định của pháp luật. Trong khi đó, người sử dụng lao động là người có trình độ, năng lực, hiểu biết về pháp luật nên họ thường tìm mọi cách để lách luật với mục đích tối đa hóa lợi nhận, dẫn đến tình trạng mất cân bằng trong quan hệ lao động và hậu quả là người lao động bị thiệt thòi.

Giải quyết các xung đột pháp lý

Trước thực trạng phổ biến việc vi phạm chế độ chính sách đối với người lao động có một phần do NLĐ thiếu hiểu biết pháp luật, các cấp CĐ Thủ đô luôn đặc biệt quan tâm, xúc tiến nhiều hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục nâng cao nhận thức pháp luật cho người lao động, nhất là công nhân trong DN ngoài nhà nước.

Điển hình, Trung tâm tư vấn pháp luật CĐ Hà Nội cùng với tổ tư vấn pháp luật CĐ các quận, huyện, ngành đã tích cực hoạt động, phát huy tốt vai trò của mình thông qua việc tổ chức tuyên truyền, tư vấn pháp luật cho người lao động với hình thức đa dạng như tư vấn tại trụ sở đơn vị, tư vấn qua điện thoại, tư vấn lưu động tại doanh nghiệp đồng thời chủ động, tích cực tham gia giải quyết các xung đột pháp lý trong quan hệ lao động, hỗ trợ pháp lý cho NLĐ.Tuy nhiên, công tác này vẫn chưa đáp ứng yêu cầu đòi hỏi thực tế của CNVC-LĐ.

Bà Vũ Thị Hương Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm tư vấn pháp luật CĐ Hà Nội thẳng thắn cho biết: Công tác tư vấn pháp luật chưa được các cấp CĐ quan tâm đầu tư đúng mức về thời gian và kinh phí cho các hoạt động tư vấn tại cơ sở, chất lượng tư vấn chưa cao do kinh phí đầu tư cho hoạt động này còn ít, mạng lưới tư vấn cơ sở trình độ nghiệp vụ và hiểu biết pháp luật còn hạn chế, bộ máy và độ ngũ cán bộ làm công tác tư vấn pháp luật còn mỏng, đều là kiêm nhiệm, thời gian dành cho hoạt động tư vấn pháp luật chưa nhiều nên chưa đáp ứng được nhu cầu tư vấn của rộng rãi đối tượng CNVC-LĐ.

Trong khi đó, bà Đồng Thị Nga - Phó Chủ tịch LĐLĐ huyện Hoài Đức - cho rằng, ý thức chấp hành pháp luật nói chung, Luật Lao động nói riêng của chủ sử dụng lao động còn chưa nghiêm. Nhiều chủ doanh nghiệp cố tình né tránh không muốn NLĐ của mình hiểu biết về pháp luật. Do đó CĐ rất khó tiếp cận với CNLĐ để tuyên truyền, tư vấn pháp luật.

Để đưa pháp luật đến với CNVC-LĐ hiệu quả hơn, giúp NLĐ có thể tự bảo vệ mình trong quan hệ lao động, bà Vũ Thị Hương cho rằng, trước hết cần tạo chuyển biến về nhận thức của chủ sử dụng lao động và NLĐ về sự cần thiết của việc nâng cao hiểu biết pháp luật cho CN.

Cùng đó, cần tăng cường phân cấp và quy rõ trách nhiệm cho từng cấp CĐ trong việc tổ chức hoạt động tư vấn, đánh giá hiệu quả về công tác này. Bà Đồng Thị Nga cho rằng cần cách thức tuyên truyền pháp luật cho NLĐ cần phải được đa dạng, linh hoạt đa dạng chẳng hạn như sân khấu hóa việc tuyên truyền bằng các cuộc thi tìm hiểu kiến thức pháp luật, lồng ghép với tổ chức chiếu phim phục vụ NLĐ để giảm bớt sự khô khan, căng thẳng, giúp người lao động dễ nắm bắt, dễ hiểu, dễ nhớ và áp dụng trong thực tiễn.

Có ý kiến khác lại đề xuất, cần thiết kế, in ấn các tờ gấp nội dung ngắn gọn, dễ hiểu đề cập đến các vấn đề trọng tâm, thiết yếu mà người lao động cần biết, liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ khi ký HĐLĐ rồi phát cho CN tại các công ty. Khi thấy đây là nội dung liên quan mật thiết với mình, NLĐ sẽ tiếp nhận một cách nhanh chóng. Ngoài trông chờ vào tổ chức CĐ, NLĐ cũng cần chủ động nghiên cứu luật để tự bảo vệ quyền lợi chính đáng của bản thân, tránh thiệt thòi trong quan hệ lao động.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo