xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Xuất khẩu lao động có bằng cấp cao: Thiếu khả thi

Theo Miên Hạo (Báo Hà Nội Mới)

Xuất khẩu lao động có bằng cấp cao, trình độ cử nhân, thạc sĩ, đang được coi là giải pháp không chỉ giúp giải quyết việc làm cho lực lượng lao động dư thừa có trình độ mà còn góp phần nâng cao vị thế lao động Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Tuy nhiên, vì nhiều nguyên nhân, đây cũng là giải pháp được nhiều ý kiến đánh giá là thiếu khả thi, chỉ nên xem là giải pháp tính thế, khắc phục tạm thời tình trạng dư thừa cử nhân, thạc sĩ…

Vẫn là nghịch lý thiếu - thừa

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB-XH) vừa đề xuất giải pháp giải quyết việc làm cho hơn 200 nghìn cử nhân, thạc sĩ thất nghiệp bằng hướng tìm kiếm cơ hội xuất khẩu lao động (XKLĐ) ra những thị trường đang có nhu cầu với mục tiêu: Trong giai đoạn 2017-2020, mỗi năm sẽ đưa từ 100 đến 120 nghìn lao động đi làm việc tại nước ngoài, trong đó có 70-80% lao động đã qua đào tạo.

Người lao động học ngoại ngữ trước khi đi xuất khẩu lao động. Ảnh: HẢI NGUYỄN
Người lao động học ngoại ngữ trước khi đi xuất khẩu lao động. Ảnh: HẢI NGUYỄN

Để thực hiện mục tiêu này, Bộ LĐ-TB-XH giao Cục Quản lý lao động ngoài nước xây dựng dự thảo Đề án “Đưa lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật đi làm việc ở nước ngoài giai đoạn 2017-2020, định hướng đến 2025”, trên cơ sở thống kê, khớp nối dữ liệu từ nguồn cung nhân lực trong nước cũng như nhu cầu tuyển dụng từ những thị trường có tiềm năng như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Slovakia, Cộng hòa Czech, Israel… Hướng đi này được đánh giá cao với kỳ vọng sẽ thúc đẩy cơ hội tìm kiếm việc làm cho lao động có trình độ, nhất là trong bối cảnh lao động có bằng cấp cao đang dư thừa ở mức báo động như hiện nay.

Ông Nguyễn Xuân An, Phó Chủ tịch Hiệp hội XKLĐ Việt Nam, cho biết: “Hiện nay, nhiều nước chỉ tiếp nhận lao động có trình độ chuyên môn nên chủ trương XKLĐ chất lượng cao là phù hợp nhằm tạo cơ hội tìm kiếm việc làm cho nhóm lao động này, nâng hạng nguồn nhân lực XKLĐ và giúp thị trường XKLĐ trong nước mở rộng thị phần trên thị trường quốc tế”.

Tuy nhiên, đây cũng là giải pháp khó khả thi bởi theo khảo sát ban đầu, phần lớn thị trường có nhu cầu về lực lượng lao động chất lượng cao đều chỉ “khát” nhóm lao động có trình độ kỹ thuật ở một số chuyên ngành, như: Điều dưỡng; hộ lý; cơ khí; xây dựng; thiết kế web; chế tạo, lắp ráp linh kiện điện tử… trong khi đây chưa hẳn là nhóm nghề cần “giải cứu”. Chưa kể, ngay cả khi có lao động được đào tạo đúng chuyên ngành thị trường ngoài nước cần tuyển, khả năng đáp ứng chất lượng nguồn nhân lực cao từ thị trường lao động Việt Nam cũng còn gây nhiều nghi ngại, trong đó có những hạn chế về ngoại ngữ, kỷ luật và kỹ năng làm việc.

Ông Lê Nhật Tân, Phó Giám đốc Công ty cổ phần Phát triển nguồn nhân lực (LOD) đánh giá: “Hiện nay, hầu hết doanh nghiệp XKLĐ trong nước vẫn chỉ tập trung vào thị phần lao động phổ thông, chưa mạnh dạn tiếp cận với XKLĐ chất lượng cao vì có nhiều rủi ro, hạn chế. Những doanh nghiệp tuyển dụng được lao động chất lượng cao từ Việt Nam, hầu hết đều phải tổ chức đào tạo lại cho phù hợp, gây lãng phí thời gian, công sức, tiền bạc…”.

Nhiều chuyên gia cho rằng đưa nhóm cử nhân, thạc sĩ thất nghiệp đi XKLĐ là hướng đi phù hợp trong tình hình hiện nay, nhưng để triển khai tốt, hướng khả thi nhất vẫn là các doanh nghiệp ngoài nước vào Việt Nam đầu tư, sau một thời gian đưa lao động của chính công ty ra nước ngoài làm việc. Như vậy, lao động vừa có thu nhập cao vừa được nâng cao tay nghề.

Cần thay đổi tư duy “làm thầy hơn làm thợ”

Dù được đánh giá là hướng đi đúng, mang lại nhiều lợi ích cho thị trường XKLĐ Việt Nam song để thực hiện được điều này, ngành chủ quản cần tập trung triển khai nhiều phần việc như: Khảo sát, thống kê nhu cầu thị trường cần tuyển lao động có trình độ cao, có chính sách khuyến khích tiếp nhận; hệ thống, đánh giá nguồn cung nhân lực trong nước (ngành nghề đào tạo, chất lượng, trình độ, khả năng đáp ứng)… từ đó có hướng sàng lọc, cân đối phù hợp để người lao động có cơ hội tham gia các chương trình XKLĐ, tìm việc làm nhưng cũng đồng thời ngăn chặn tình trạng “chảy máu chất xám” ảnh hướng tới động lực của tăng trưởng và việc nâng cao năng suất lao động trong nước. Người lao động cũng cần được quan tâm hỗ trợ trang bị các kỹ năng mềm khác, như: Kỹ năng ứng xử, kỹ năng làm việc nhóm, ngoại ngữ… để nhanh chóng tiếp cận và đáp ứng yêu cầu khắt khe của thị trường.

Đáng quan tâm hơn, chủ trương XKLĐ có trình độ dư thừa trong nước được nhiều chuyên gia cho rằng, chỉ nên coi là giải pháp tình thế, bởi chỉ có khả năng giải quyết “phần ngọn” của vấn đề lao động trình độ cao không tìm được việc làm. Theo ông Đào Quang Vinh, Viện trưởng Viện Khoa học lao động xã hội (Bộ LĐ-TB-XH): “Về lâu dài, cần tìm ra cách “gỡ rối” từ gốc của vấn đề cử nhân thất nghiệp, đưa ra các giải pháp phù hợp để hóa giải sự bất hợp lý trong cơ cấu đào tạo; cải thiện chất lượng đào tạo; khắc phục những hạn chế trong công tác hướng nghiệp do thiếu chủ động trong dự báo cung, cầu từ thị trường lao động…”.

Để giảm được tỷ lệ cử nhân ra trường thất nghiệp, cần có hàng loạt biện pháp mang tính bền vững, lâu dài, như thay đổi nhận thức của gia đình, của xã hội trong tư duy “làm thầy hơn làm thợ” cũng như thay đổi hệ thống hướng nghiệp, tư vấn hướng nghiệp cho người trẻ và các cơ sở giáo dục đào tạo; chú trọng đẩy mạnh công tác dự báo thị trường lao động; tập trung cải cách hệ thống giáo dục, nâng cao chất lượng đào tạo.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo