xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Hàng nội lép vế

PHƯƠNG NAM

Vì sức mua giảm mạnh, lại thêm hàng ngoại nhập chèn ép nên doanh nghiệp nội không dám mạnh tay trữ hàng và gia tăng sản xuất như những năm trước.

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, chỉ số tồn kho tính đến tháng 12 của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng  20,1% so với cùng kỳ năm trước.

Hàng nhập tràn lan

Việc tồn kho cao tập trung chủ yếu ở một số ngành hàng phục vụ tiêu dùng. Chẳng hạn, so với cùng kỳ năm trước, tồn kho bia tăng 44,5%, xe có động cơ tăng 76,6%, dây - cáp điện tăng 56,8%, thuốc lá tăng 42,2%, chế biến và bảo quản thủy sản tăng 12,3%, hóa dược và dược liệu tăng 10,6%; phân bón và hợp chất nitơ tăng 9,5%... Trong khi hàng sản xuất trong nước tồn nhiều như vậy thì các mặt hàng ngoại nhập khẩu như sữa và các sản phẩm từ sữa, trứng gia cầm, thịt động vật sau khi được giết mổ, rau củ quả, dầu mỡ động vật... vẫn duy trì ở mức cao.
 
img
Trái cây nước ngoài tràn vào lấn át trái cây trong nước. Ảnh: TẤN THẠNH

Theo thống kê của Tổng cục Hải quan đến hết tháng 11, nhập khẩu sữa và các sản phẩm từ sữa trị giá 771 triệu USD, giảm nhẹ 1,1% so với cùng kỳ, các mặt hàng rau quả tốn 302 triệu USD nhập khẩu, tăng 15,5% so với cùng kỳ. Đặc biệt, bánh kẹo và các sản phẩm từ ngũ cốc nhập khẩu tiêu tốn 272 triệu USD, tăng 70% so với năm trước... Mới đây, câu chuyện nhập khẩu gà dai từ Hàn Quốc nhưng thực chất là gà thải, được bày bán phổ biến trong các siêu thị, chợ lẻ dưới mác gà dai, đã khiến dư luận xôn xao. Do gà thải nhập khẩu cạnh tranh nên ngành chăn nuôi gà trong nước bị thiệt hại không nhỏ.

Về mặt hàng rau củ quả, trái cây, Việt Nam tự sản xuất được và nhiều loại còn xuất khẩu sang các nước châu Âu và Mỹ nhưng hàng nhập khẩu, nhất là từ Trung Quốc, vẫn về nhiều. Theo nhiều tiểu thương, một số rau củ Trung Quốc giá rẻ chỉ bằng 1/3 hoặc 1/2 so hàng trong nước nên được người dùng ưa chuộng. Trái cây Trung Quốc như nho, đào, lê, lựu... núp bóng trái cây nội đánh lừa người tiêu dùng. Chỉ tính riêng nhập khẩu theo đường chính ngạch, 11 tháng đầu năm, rau củ quả, trái cây Trung Quốc tràn vào Việt Nam đã ngốn 148 triệu USD, chiếm 51% kim ngạch nhập khẩu mặt hàng rau củ quả nhập khẩu cả nước.

Do hàng nội còn tồn kho nhiều, trong khi hàng ngoại nhập vào chèn ép nên các doanh nghiệp sản xuất hàng thực phẩm, tiêu dùng phục vụ dịp Tết không dám mạnh tay đầu tư trữ hàng, gia tăng sản xuất như những năm trước.

Kiềm chế nhập siêu

Trước tình hình này, Chỉ thị 13 của Bộ Công Thương về hỗ trợ sản xuất trong nước yêu cầu các đơn vị liên quan xây dựng các hàng rào kỹ thuật đối với những hàng hóa trong nước sản xuất có chất lượng, giá cả phù hợp, khối lượng đủ phục vụ thị trường theo nguyên tắc không trái với cam kết quốc tế.

Bộ Công Thương sẽ có chính sách kiểm soát chặt chẽ việc nhập khẩu mặt hàng không thiết yếu, hàng tiêu dùng xa xỉ, góp phần kiềm chế nhập siêu. Biện pháp tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động buôn bán, tàng trữ, vận chuyển hàng lậu, hàng giả, hàng cấm, gian lận thương mại và mậu dịch biên giới... cũng được áp dụng.

Về phía doanh nghiệp, Bộ Công Thương cho rằng cần tăng cường hoạt động khuyến mãi, giảm giá bán hàng tồn kho hợp lý nhằm thu hồi vốn, tận dụng thời cơ thuận lợi để sử dụng vốn và vật tư, nguyên liệu đầu vào nhằm duy trì và từng bước mở rộng chu kỳ sản xuất, kinh doanh trong các giai đoạn sau.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo