xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Mang kinh nghiệm từ Mỹ về xây dựng quê hương

Bài và ảnh: SONG NGUYỄN

Thông qua các dự án đã đầu tư, ông David Dương, Chủ tịch HĐQT VWS, mong muốn có thêm nhiều Việt kiều về nước đầu tư để góp phần phát triển quê hương

Chỉ vài ngày sau khi tiếp xúc với đoàn doanh nghiệp của TP HCM sang Mỹ tìm hiểu cơ hội kinh doanh và kêu gọi đầu tư vào năm 2003, ông David Dương, Việt kiều Mỹ, liền bay sang Việt Nam và quyết định thành lập Công ty TNHH Xử lý chất thải rắn Việt Nam (VWS).

Không có nghề gì hèn kém

Ông David Dương sinh ra và lớn lên tại Sài Gòn trong một gia đình đông anh em, có truyền thống làm nghề thu mua và tái chế phế liệu. Người cha là ông Dương Tài Thu, “vua phế liệu” của những năm trước giải phóng, đã truyền lại cho các con một triết lý sống: “Không có nghề gì là hèn kém, thành công chỉ đến với những người chịu khó và biết vươn lên”. Ở xã hội Mỹ đầy cạnh tranh, trong những năm đầu sang định cư tại đây, cách duy nhất mà ông và các thành viên trong gia đình có thể kiếm tiền để sống qua ngày là thu lượm phế liệu, phân loại rồi bán lại cho các nhà máy tái chế. Nỗ lực vượt khó của cả gia đình ông đã được đền đáp bằng những thành công nối tiếp nhau, các hợp đồng thu gom rác thải với các đối tác cứ ngày một lớn dần… Giờ đây, ông là Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành Công ty California Waste Solutions (CWS), bang California - Mỹ, hoạt động trong lĩnh vực xử lý chất thải rắn. Vào năm 2010, CWS được Tạp chí Waste Age xếp hạng 37/100 và mới đây nhất (tháng 6-2013) là hạng 31 trong danh sách 100 công ty hàng đầu hoạt động trong ngành môi trường trên toàn nước Mỹ của Tạp chí Waste 360.

Ông David Dương (đứng) trao đổi với các chuyên gia về dự án Khu công nghệ môi trường xanh
Ông David Dương (đứng) trao đổi với các chuyên gia về dự án Khu công nghệ môi trường xanh

Từ thành công ở Mỹ, ông David Dương đã mang những kinh nghiệm, hiểu biết của mình về quê hương Việt Nam để kinh doanh nhằm đóng góp cho sự phát triển chung của đất nước. Năm 2005, Khu Liên hợp Xử lý chất thải rắn Đa Phước tại TP HCM do VWS làm chủ đầu tư được xây dựng và giờ đây đã là một khu chôn lấp rác hợp vệ sinh hiện đại nhất Việt Nam, đảm trách việc xử lý phân nửa trong tổng số 6.000 tấn rác của toàn TP HCM mỗi ngày. Tuy nhiên, hiện nhà máy phân loại rác tái chế (trị giá hơn 10 triệu USD) tại khu liên hợp vẫn chưa thể hoạt động do rác tại TP HCM chưa được phân loại tại nguồn.

Không nản chí

Nhưng ông David Dương không nản chí. Không có nguồn rác hữu cơ để làm phân compost như kế hoạch đã đề ra ban đầu, ông lại cho nhập về dây chuyền sản xuất phân từ rác hỗn hợp (trị giá 7 triệu USD) để nhà máy này đi vào hoạt động. Còn với nhà máy phân loại rác tái chế đang “trùm mền”, ông đã đề xuất với chính quyền TP HCM tìm hướng ra cho nhà máy để có thể đi vào hoạt động trong thời gian chờ đợi TP thực hiện việc phân loại rác tại nguồn, để vừa có nguồn thu thêm từ rác tái chế và phân compost vừa góp phần giải quyết việc làm cho người lao động, tạo thêm một số nguyên liệu cho các nhà máy sản xuất bao bì trong nước với giá rẻ hơn nguyên liệu nhập khẩu. “Nếu hoạt động hết công suất, toàn bộ Khu Liên hợp Xử lý chất thải rắn Đa Phước có thể tạo khoảng 1.200-1.500 việc làm cho người lao động” - ông David Dương cho biết.

Ông David Dương tâm sự: “Công nghệ thu gom, tái chế, sản xuất phân bón và điện từ rác là một giải pháp tốt làm cho rác trở nên có giá trị, mang lại lợi ích cho con người và mang lại “sự sống cho rác”.

Hoài bão về khu công nghệ môi trường xanh

Ông David Dương chia sẻ: “Công nghệ thu gom, tái chế, sản xuất phân bón và điện từ rác là một giải pháp tốt, làm cho rác trở nên có giá trị, mang lại lợi ích cho con người hay nói cách khác, chúng ta mang lại “sự sống cho rác”. Ông xem đó như một sứ mệnh của những người làm về môi trường, vì nếu rác được xử lý đúng công nghệ thì sẽ tạo ra  sản phẩm, giúp ích cho xã hội. Tuy nhiên, nếu không xử lý đàng hoàng và triệt để, chẳng những chúng ta phí phạm nguồn tài nguyên mà còn phí phạm kinh tế của quốc gia trong việc chữa trị các loại bệnh do rác gây ra. Ông dẫn chứng ngành công nghiệp tái chế từ rác ở Mỹ tạo ra gần 460.000 việc làm, mang về trên 90 tỉ USD và khoản thu 10,3 tỉ USD tiền thuế hằng năm cho nền kinh tế nước này (theo một nghiên cứu do Viện Công nghệ tái chế phế liệu (ISRI) ủy thác thực hiện). Và ông mong muốn ở Việt Nam cũng có một ngành công nghiệp như vậy.

Tiếp theo dự án Khu Liên hợp Xử lý chất thải rắn Đa Phước tại TP HCM, ông David Dương đang xúc tiến đầu tư thêm một dự án nữa, có tên gọi Khu Công nghệ Môi trường xanh ở Long An. Tổng vốn đầu tư của dự án này dự kiến  trên 700 triệu USD trong vòng 20 năm tới, trong đó vốn đầu tư ban đầu dự kiến trên 100 triệu USD. Dự án phục vụ cho cả vùng trọng điểm kinh tế phía Nam với công suất tiếp nhận rác lên đến 40.000 tấn/ngày trong 20 năm tới, tạo việc làm mới cho khoảng 6.000-10.000 lao động. Các hoạt động chính tại khu liên hợp này sẽ gồm: tái sinh, tái chế, tái sử dụng vật liệu rác thải (giấy, nhựa, thủy tinh, kim loại, vỏ xe, chất thải điện tử,…); xử lý nước thải, chất thải công nghiệp; sản xuất phân bón sinh học từ rác; sản xuất điện, nhiên liệu sinh học,… Thông qua các dự án đã đầu tư, ông David Dương mong muốn có thêm nhiều Việt kiều về nước đầu tư để chung tay phát triển quê hương, tạo thêm sự gắn kết giữa đồng bào trong nước và cộng đồng người Việt sống xa quê hương. 

Ông David Dương thăm trẻ em khuyết tật tại Trường Giáo dục chuyên biệt Rạng Đông
Ông David Dương thăm trẻ em khuyết tật tại Trường Giáo dục chuyên biệt Rạng Đông

Hỗ trợ cộng đồng

Nhân chuyến về thăm quê hương lần này, sáng 24-12, ông David Dương cùng chính quyền xã Đa Phước, huyện Bình Chánh, TP HCM đến thăm và trao 6 căn nhà tình thương cho các gia đình nghèo  gặp hoạn nạn trong cơn lốc ngày 6-9 tại xã Đa Phước, huyện Bình Chánh. Mỗi gia đình được ông hỗ trợ 25 triệu đồng để xây dựng nhà mới. Ông cũng tặng thêm mỗi gia đình 2 triệu đồng để mua sắm vật dụng gia đình, chuẩn bị đón Tết Giáp Ngọ.

Nhân dịp này, ông David Dương đã trở lại Trường Giáo dục chuyên biệt Rạng Đông, nơi nuôi dưỡng trẻ em khuyết tật duy nhất của huyện Bình Chánh. Năm 2012, ông đã tặng cho nhà trường một thư viện, lần này trở lại trường, ông quyết định tặng số tiền giúp nhà trường mua gạo để lo bữa cơm trưa cho học sinh trong cả năm học.

Năm 2013, công ty ông đã dành hơn 3 tỉ đồng để xây dựng nhà tình thương, tặng máy tính cho các trường học vùng sâu, vùng xa; tặng học bổng cho trẻ em nghèo hiếu học, chăm lo Tết cho người nghèo ở huyện Bình Chánh và một số địa phương khác.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo