xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

"Cầu lạ" ở Bố Trạch

Theo Ngọc Mai (Quảng Bình Online)

Đó chính là cây cầu trên tuyến đường liên xã thuộc địa phận xã Nam Trạch, huyện Bố Trạch-Quảng Bình. Gọi là “cầu lạ” bởi lẽ một trụ cầu đã bị sụt lún do mưa lũ năm 2010, chia cây cầu thành ba đoạn theo hình zíc zắc.

Điều đáng nói là mỗi ngày, cây “cầu lạ” này vẫn phải cõng trên lưng mình hàng ngàn lượt người tham gia giao thông, mặc cho trụ cầu ngày càng sụt lún và mặt bê tông trên cầu đã đứt gãy...
 
Bắc qua sông Dinh, cầu có chiều dài khá lớn. Được xây dựng từ năm 1989, cây cầu này đóng vai trò rất quan trọng khi nó nối liền tuyến đường từ xã Nam Trạch đi Hòa Trạch, thị trấn Việt Trung và đường Hồ Chí Minh. Riêng xã Nam Trạch có hai thôn nằm phía bên kia cầu là Đông Thành và Tây Thành, để về trung tâm xã, con đường ngắn nhất là đi qua cầu. Nếu không qua cầu, thì phải đi vòng với chiều dài trên 15 km.
 
“Thực tế từ hơn hai năm nay, các loại xe ô tô tải vận chuyển vật liệu xây dựng, nông sản của người dân địa phương đã phải đi theo các tuyến đường vòng nói trên vì không thể đi qua cầu. Những trở ngại này đã ảnh hưởng lớn đến đời sống của người dân nói riêng và quá trình phát triển kinh tế – xã hội của Nam Trạch nói chung!”, ông Trần Công An, Chủ tịch UBND xã, bộc bạch.
 
Hiện tại, hai bên đầu cầu, địa phương đã tiến hành làm barie để ngăn các loại xe có tải trọng lớn qua cầu. Xe ô tô 7 chỗ trở xuống, cũng phải liều lắm mới dám chạy qua trên cây cầu với ba đoạn đứt gãy chênh vênh. Tham gia giao thông qua cây cầu này phổ biến là người đi xe máy và học sinh. Mùa mưa lũ, để bảo đảm an toàn cho người dân, đặc biệt là các em học sinh trên đường đến trường, xã đã tổ chức lực lượng công an, dân quân túc trực hai bên đầu cầu để hướng dẫn mọi người qua sông an toàn. Còn khi lũ về, tất cả người và phương tiện đều bị cấm qua cầu.
img
"Cầu lạ" bắc qua sông Dinh thuộc địa phận xã Nam Trạch.
 
Theo người dân địa phương, nước sông Dinh mùa lũ rất hỗn, chỉ cần mưa vừa khoảng hai ngày là sông mấp mé tràn bờ rồi phủ kín cây cầu. Và có khi lũ theo về từ đập Đá Mài và hồ Thác Chuối nhanh đến nỗi người dân nơi đây không kịp trở tay.
 
Ông Nguyễn Văn Bốn, một cư dân thôn Sao Sa, thôn nằm phía đông cây cầu vừa chỉ tay vào nhịp cầu đứt gãy, vừa than thở: "Ngày mô học trò cũng phải đi qua đây, cha mẹ lo cho con đến thót tim. Năm ngoái, có một đứa học trò ở xã Hòa Trạch đã bị nước cuốn trôi và thiệt mạng. Còn vừa rồi cũng có mấy đứa thôn tui ngã xuống sông, may có người kịp thời cứu được nên mới thoát chết..."
 
Với tầm quan trọng của cây cầu trong đời sống của người dân địa phương và sự tiềm ẩn những mối nguy ấy, đã nhiều lần cử tri trong khu vực kiến nghị lên Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh, đại biểu HĐND tỉnh, huyện..., những mong có được cây cầu bảo đảm an toàn cho nhân dân. “Bên cạnh các giải pháp tình thế như việc tổ chức lực lượng công an, dân quân túc trực để hỗ trợ người dân qua cầu trong mùa mưa lũ hoặc tạm thời dừng lưu thông, chúng tôi cũng nghĩ đến giải pháp làm cầu tạm qua sông. Nhưng với địa hình của khúc sông này, ngay cả cầu tạm cũng đã ngốn một lượng kinh phí rất lớn. Vì vậy, chúng tôi chỉ có thể trông chờ vào sự quan tâm đầu tư của cấp trên mà thôi!”, ông An cho biết thêm.
 
Trao đổi với chúng tôi, ông Trần Quang Vũ, Phó chủ tịch UBND huyện Bố Trạch, cho biết: Cùng với nhiều công trình hạ tầng thiết yếu trên địa bàn huyện Bố Trạch, cây cầu này cũng đã được huyện tiến hành khảo sát thiết kế và đưa vào danh mục đầu tư. Tuy nhiên, quá trình thực hiện Nghị quyết 11 của Chính phủ về cắt giảm đầu tư công đã khiến công trình tạm thời dừng lại. Giải pháp duy nhất lúc này là cấm các loại xe ô tô lưu thông nhằm hạn chế sự xuống cấp của cây cầu mà thôi...
 
Vậy là ngày ngày người dân Nam Trạch và các địa phương lân cận vẫn phải tiếp tục lưu thông qua “cầu lạ”, bất chấp những hiểm họa đang rình rập. Với những nhịp cầu đứt gãy và trụ cầu sụt lún, chỉ cần một trận lũ, cây cầu khó có thể trụ vững. Và viễn cảnh là người dân hai thôn của xã Nam Trạch và các xã vùng trên hoặc sẽ phải đi vòng hoặc qua sông để sang bờ đông. “Đi vòng 15km để đến trường là không khả thi với các em học sinh, đặc biệt là học sinh tiểu học. Qua sông bằng đò thì càng không thể vì dòng chảy sông Dinh qua khúc sông này rất hung hãn!"-  ông An trăn trở.
 
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo