xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Chuột chạy lũ, nông dân đau đầu

Theo HỮU HUYNH – TRỌNG ÂN (An Giang Online)

Nhiều ngày qua, nông dân xã biên giới Phú Hữu (An Phú -An Giang) khốn khổ do nhiều diện tích sản xuất vụ thu đông bị chuột cắn phá rất dữ dội, có nơi thiệt hại lên đến trên 50%. Tuy áp dụng nhiều biện pháp phòng trừ và đánh bắt, thế nhưng trong giai đoạn lúa làm đòng và trổ bông hiện nay, những diện tích bị chuột hoành hành xem như mất trắng.

Đi dọc theo tuyến dân cư Bắc Cỏ Lau của xã Phú Hữu, đi đâu cũng nghe nông dân than phiền chuyện chuột quậy phá đồng ruộng. Vác đống rập chuột bằng tre, tay cầm bình nhớt để chuẩn bị ra đồng đặt chuột, nông dân Nguyễn Minh Ch. than thở: “Nhà tui có 3 công đất trồng lúa nhưng vụ mùa này bị chuột cắn hơn 1 công rưỡi. Lúc đầu, chuột cắn lỏm chỏm thì mình còn giặm lại được, nhưng tới khi làm đòng thì giặm lại không kịp nữa.
 
Từ hổm tới nay, tui bỏ ra gần 2 triệu bạc để mua thuốc diệt chuột, đó là chưa tính tiền mua nhớt đặt rập. Chú dòm coi, mấy chỗ vàng vàng như thung lũng là bị chuột cắn đó. Bữa hổm, mỗi đêm tui diệt tới mấy chục con chuột”.
 
Không riêng gì ông Nguyễn Minh Ch., ruộng của anh V. cũng bị thiệt hại do chuột cắn phá dữ dội. Thê thảm nhất là ruộng lúa của anh Tâm bị chuột cắn phá và thiệt hại gần hết diện tích. Gia đình anh đã mua thuốc, đặt rập … nhưng vẫn không hạn chế được chuột cắn phá. Cả ruộng lúa của anh hầu như chỗ nào cũng một màu vàng cháy, lam nham do chuột hoành hành khắp miếng đất.
img
Nhiều biện pháp đánh bắt chuột được áp dụng
 
Sở dĩ năm nay chuột xuất hiện nhiều và cắn phá diện tích sản xuất  vụ thu đông do đây là năm đầu tiên vùng Bắc Cỏ Lau khép kín sản xuất vụ 3 (trước đây xả lũ) với diện tích 1.600 héc-ta trồng lúa, bắp, sen. Mặt khác, do mặt ruộng không bằng phẳng, lồi lõm nên khi đưa nước vào gieo sạ thì còn chỗ để chuột trú ngụ, sinh sôi nảy nở. Cũng chính từ việc mặt ruộng không đồng nhất nên việc gieo sạ không đồng loạt mà chênh lệch với nhau 5- 7 ngày, nên có nơi lúa đã trổ bông, có nơi lúa đang sinh trưởng… Đây là nguyên nhân chính khiến chuột di chuyển khắp đồng để cắn phá tìm thức ăn, rất khó phòng trừ và tiêu diệt.
 
Một nguyên nhân khác là hầu hết các cánh đồng của 3 xã bờ Đông sông Hậu (Phú Hữu, Vĩnh Hậu và Vĩnh Lộc) đều tiến hành xả lũ nên không còn chỗ cho chuột trú ngụ, rồi chuột đồng từ phía Pẹc Chạy (quận Koh Thum, tỉnh Kandal, Campuchia) “di cư” qua biên giới, khiến số lượng “chuột ngoại” và “chuột nội” tăng lên đột biến. 
 
Tình trạng chuột hoành hành, cắn phá ruộng lúa và rau màu vùng biên giới làm cho nông dân rối bời… Trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Thanh Bình, Chủ tịch UBND xã Phú Hữu cho biết, xã đã báo cáo lên Phòng Nông nghiệp - Phát triển nông thôn huyện An Phú và UBND huyện, đề xuất hướng hỗ trợ kinh phí, đồng thời vận động các ban ngành, đoàn thể và nhân dân địa phương thực hiện các biện pháp phòng trừ, đánh bắt và tiêu diệt chuột để bảo vệ mùa màng.
 
Trong khi tiếp xúc với phóng viên, người dân vẫn “kêu trời” vì lúa đã làm đòng, trổ bông đang bị chuột hoành hành, cắn phá liên tục mà vẫn chẳng thấy cán bộ nào xuống đồng hướng dẫn cách phòng trừ, đánh bắt cho hiệu quả! Do đó, diện tích ruộng lúa và rau màu bị thiệt hại do chuột cắn phá cứ tiếp diễn và chưa có con số thống kê chính xác. Người nông dân phải đối mặt với tình trạng chuột cắn phá thành quả lao động nên tự tìm giải pháp cứu vãn để bảo vệ sản xuất vụ 3 năm nay.
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo