xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Dấu ấn đồi Ma Thiên Lãnh

Theo LÊ TÝ – TRỌNG ÂN (Báo An Giang)

Trong chiến tranh chống Mỹ cứu nước, quân và dân vùng Bảy Núi (An Giang) lập nhiều kỳ tích xuất sắc, không chỉ có đồi Tức Dụp, núi Cô Tô… mà ngay cả đồi Ma Thiên Lãnh (núi Dài lớn) cũng ghi dấu ấn lịch sử

 Nơi đây, 7 người con ưu tú miền Bắc nằm xuống, với niềm tiếc thương vô hạn!

Ký ức người trong cuộc

Đứng trên đồi Ma Thiên Lãnh, người ta quan sát toàn cảnh rất rõ, như: Xã Lương Phi chạy dài Tỉnh lộ 55B, vườn rừng ven chân núi Dài lớn, đồng lúa Tám Ngàn, đồi Tức Dụp…

Ông Nguyễn Đình Chi (quê ở Thái Nguyên, cựu chiến binh Tiểu đoàn 5, Đoàn 61), người từng đóng quân ở đây, nhớ lại: “Với vị thế như vậy, đơn vị chọn đồi Ma Thiên Lãnh làm chốt tiền tiêu, quan sát hoạt động của địch trên không và đi lại bằng đường bộ”. Hồi đó, đồi Ma Thiên Lãnh hay còn gọi là Hộp 17 (núi Dài lớn), Tiểu đoàn 5 thường dùng làm nơi trú ẩn và hội họp của đơn vị. Tháng 9-1970, nơi đây diễn ra trận chiến đấu ác liệt…


Bia tưởng niệm trên đồi Ma Thiên Lãnh

Bia tưởng niệm trên đồi Ma Thiên Lãnh

Máy bay VO10 bắn rốc-két sập miệng hang Ma Thiên Lãnh, 7 đồng chí đang chiến đấu bị kẹt lại, gồm: Đỗ Văn Tứ (Trung đội trưởng, quê Thái Nguyên), Đào Ngọc Kính và Nguyễn Văn Hào (quê Hưng Yên), Nguyễn Văn Thuấn và Nguyễn Văn Thể (quê Hà Nam), Nguyễn Văn Thạo và đồng chí Tuấn (quê Hải Phòng). Bấy giờ, đồng chí Nguyễn Lương Nhờ (Tham mưu trưởng Tiểu đoàn 5) trực tiếp chỉ huy giải cứu nhưng không được, trước làn bom đạn pháo của địch anh đã hy sinh. Còn đồng chí Nguyễn Hữu Tài (Trợ lý Quân khí Tiểu đoàn 5) và Nguyễn Đình Chi (Trung đội Vận tải Tiểu đoàn 5) vẫn tiếp tục ứng cứu, lén lút đưa cơm, nước tiếp tế xuống hang.

Đến ngày thứ 4, mọi cứu chữa gần như kiệt sức, tiếng động trong hang cũng không còn! Lúc đó, địch bắn phá càng dữ dội, đơn vị buộc phải dừng việc đào bới và rút đi nơi khác để bảo toàn lực lượng. Các anh ngậm ngùi chia tay để đồng chí, đồng đội mình ở lại vĩnh viễn! Tưởng nhớ sự hy sinh đó, năm 1997, tỉnh An Giang quyết định dựng “Bia tưởng niệm” trên đồi Ma Thiên Lãnh, ghi nhận công lao những người con ưu tú miền Bắc với quân và dân vùng Bảy Núi.

Chẻ đá tìm hài cốt

Ngày 19-3-2004, căn cứ cách mạng Ô Tà Sóc (núi Dài lớn, xã Lương Phi, Tri Tôn) được công nhận “Di tích Lịch sử” cấp quốc gia. Ông Đào Ngọc Thận (cựu chiến binh Đại đội 8, Tiểu đoàn 5, Đoàn 61) làm tờ xác nhận và gởi đến UBND xã Lương Phi. Ngày 22-12-2006, các cấp, các ngành ở An Giang tiếp tục nhận thêm giấy xác nhận do 5 người đứng tên, gồm: Nguyễn Hữu Tài, Nguyễn Đình Chi, Đỗ Đình Phúc, Nguyễn Tự Đức và Bùi Văn Thắng (quê quán Thái Nguyên) xác nhận sự kiện đồi Ma Thiên Lãnh và nêu tên 7 đồng chí mắc kẹt trong hang đá.


Gia đình liệt sĩ Đỗ Văn Tứ chứng kiến sự kiện khai quật hang trên đồi Ma Thiên Lãnh

Gia đình liệt sĩ Đỗ Văn Tứ chứng kiến sự kiện khai quật hang trên đồi Ma Thiên Lãnh

Với xác nhận có độ tin cậy, Sở Lao động – Thương binh & Xã hội, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh An Giang tiến hành khảo sát lại vị trí hy sinh của 7 liệt sĩ tại đồi Ma Thiên Lãnh và đề xuất phương án chẻ đá thủ công để tìm hài cốt, vừa đảm bảo hiện trạng khu di tích. Theo đó, ngày 29-5-2007, Văn phòng UBND tỉnh có công văn 1691 truyền đạt ý kiến của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Minh Tùng chấp thuận tờ tường trình này. Vậy là, công việc cất bốc hài cốt liệt sĩ trên đồi Ma Thiên Lãnh (núi Dài lớn) được tiến hành từ giữa tháng 6 và khẩn trương hoàn thành vào nửa đầu tháng 7-2007.

Đội K93 An Giang được giao trọng trách và 5 người thợ chẻ đá ở Lương Phi đảm nhiệm. Sau gần 30 ngày, hàng trăm mét khối đá, cát được bốc dỡ, với sự chứng kiến của gia đình liệt sĩ Đỗ Văn Tứ. Cuối cùng, vị trí 7 liệt sĩ hy sinh được xác định chỉ cách “Bia tưởng niệm” vài mét, khi miệng hang được khơi hé, thấy những di vật và các mảnh xương vụn lộ ra, mọi người không khỏi xúc động! “Nắng mưa bất kể, miễn sao có kết quả là tốt. Gia đình thân nhân ở miền Bắc tin tưởng vô đây, mình phải cố gắng hết sức” – Thượng tá Lê Văn Thắng, Phó Đội trưởng K93, chia sẻ.

“Sự kiện khai quật hang trên đồi Ma Thiên Lãnh (núi Dài lớn) chỉ xác định được hài cốt liệt sĩ Đỗ Văn Tứ (nhờ hàm răng còn nguyên vẹn), 6 hài cốt còn lại không xác định cụ thể do không có di vật làm bằng chứng! Song, tất cả hài cốt đều được đưa về quê cải táng”.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo