xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Đến thăm nhà "Vua cá lóc"

Theo TRẦN TRỌNG TRUNG (Vĩnh Long Online)

Gần 20 năm qua, người dân miền Tây Nam Bộ đã tôn vinh ông Sáu Đính là “Vua cá lóc”! Bởi, ông không chỉ là người nuôi cá lóc giỏi mà còn là người tiên phong hình thành “vương quốc” nuôi cá lóc ở xã Phú Thọ và là người góp phần cho thương hiệu “khô cá lóc Tràm Chim” bay xa!

Nghề nuôi cá lóc ở xã Phú Thọ, huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp đã xuất hiện từ những năm 1990 và phát triển cho đến nay. Mỗi năm, toàn xã có trên- dưới 200 hộ nuôi cá lóc với gần cả trăm hecta mặt nước ao, hầm... cung cấp cho thị trường cả ngàn tấn cá lóc thương phẩm và hàng vạn con cá lóc giống các loại…
 
Người dân quanh vùng và ở các tỉnh An Giang, Tiền Giang, Hậu Giang, Kiên Giang, Cà Mau… đã tìm đến “vua cá lóc” Sáu Đính để học hỏi kinh nghiệm về mở rộng ao- hầm nuôi cá lóc với mục đích vượt nghèo- vươn lên khá giàu. Còn sinh viên các trường đại học khoa nuôi trồng thủy sản đến tham quan thực tế trang trại nuôi cá lóc của ông để làm luận án tốt nghiệp, các nhà khoa học thì tìm đến ông để trao đổi- chia sẻ kỹ thuật nuôi cá lóc...
 
Trang trại của “Vua cá lóc” Sáu Đính có đến hàng chục cái ao- hầm lớn nhỏ trải dài hơn 1km, cặp bên bờ kinh Phèn của xã Phú Thọ. Mỗi năm, trang trại của ông cung cấp cho thị trường hàng trăm tấn cá lóc thương phẩm, thu nhập hàng tỷ đồng!
 
Ông Nguyễn Văn Đính vinh dự được 2 lần báo cáo điển hình toàn quốc về nuôi cá lóc giỏi, được Thủ tướng Chính phủ tặng bằng khen năm 2002 về thành tích “Góp phần vì sự nghiệp xây dựng Chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc”; được Hội Nông dân Việt Nam, Bộ Nông nghiệp và PTNT tặng bằng khen về “Nông dân thi đua sản xuất giỏi”.
 
Năm 2006, “Vua cá lóc” Sáu Đính tiếp tục nhận được kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp nông nghiệp và PTNT”, cùng nhiều phần thưởng cao quý khác…
 

img

“Vua cá lóc” Sáu Đính.
 
Vừa uống trà vừa nghe “vua cá lóc” Sáu Đính tâm sự: “Quê tôi ở một xã giáp biên giới Châu Đốc- An Giang. Gia cảnh nghèo khó nên phải tha phương kiếm sống. Năm 1962, tôi đưa vợ con vào vùng Đồng Tháp Mười mưu sinh. Với hai bàn tay trắng, không người thân, không đất sản xuất, gia đình tôi cất một cái chòi lá bên cạnh dòng kinh Đồng Tiến thuộc xã Phú Thọ để khai hoang mở đất, làm thuê mướn nuôi thân…”
 
Lúc bấy giờ, vùng đất Tam Nông rất khó sống với ai không có bản lĩnh và nghị lực. Bởi, đất đai ở đây bị nhiễm phèn nặng, cỏ năn mọc dày đặc, những ngày mưa bão lũ lụt thì vô cùng khủng khiếp: giông lốc, sấm sét nổi lên ầm ầm… nên dân gian có câu: “Đến đây xứ sở lạ lùng/Nghe tiếng con chim hót, tiếng con cá vùng, cũng kinh”.
 
Sáu Đính nhớ lại: “Hồi đó, lúa sạ được gần nửa tháng đang lên xanh tốt, bỗng vài ngày sau lá bị đỏ đầu, đem phân rải xuống thì cây lúa từ từ lụi tàn rồi chết sạch... Năm nào đất cũng dậy phèn đỏ lòm, không loại cây nào sống nổi, chỉ có cỏ năn mà thôi. Tiền của bao nhiêu chịu cho nổi với vùng đất hoang vu này... Đó là chưa kể chuyện sâu rầy, chuột bọ sinh sôi phá hại tràn lan rồi muỗi mòng, đỉa vắt vô số... Vì thế, nhiều người đến đây chưa có kinh nghiệm sản xuất, thiếu ý chí, nghị lực, thiếu lòng kiên nhẫn đối với vùng đất mới này nên chỉ sau 1- 2 năm làm ăn thất bại đã khăn gói ra đi...”
 
Để trụ lại được ở xứ sở đã từng được mệnh danh “muỗi kêu như sáo thổi, đỉa lội tợ bánh canh, cỏ mọc thành tinh, rắn đồng biết gáy” này, vợ chồng Sáu Đính chỉ biết nương tựa nhau lao vào công việc để tìm kế mưu sinh.
 
Hàng ngày, vợ chồng Sáu Đính sử dụng chiếc xuồng cui xuôi ngược tảo tần chở lúa mướn, làm thuê, thả lưới, giăng câu, hái rau, bắt ốc... kiếm tiền lo nuôi sống gia đình và khai hoang, mở đất, chuyển vụ được vài công ruộng để canh tác kiếm nguồn thu nhập ổn định…
 
Ông Sáu Đính kể tiếp: “Mãi đến năm 1990, cư dân tới đây sinh cơ lập nghiệp mới đông, người dân đánh bắt, khai thác nguồn lợi thủy sản bằng nhiều loại phương tiện, ngư cụ mang tính hủy diệt nên tôm cá cũng dần dần bị cạn kiệt.
 
Khoảng tháng 4/1992, tôi thường lội đồng, băng ruộng tìm vớt từng bầy cá lòng ròng đem về thả trong ao hầm quanh nhà để ương nuôi. Lúc đầu, không nắm vững kỹ thuật, không biết cho cá ăn bằng gì nên đàn cá lóc con sau một thời gian nuôi lần lượt bị chết sạch...”

img

Trang trại nuôi cá lóc của ông Sáu Đính.
 
Giữa năm 1993, ông Sáu Đính vẫn tiếp tục vớt cá lòng ròng ngoài tự nhiên đem về ương trong vèo được may bằng lưới cước đặt ngay trong hầm. Ông Sáu tự tìm hiểu cách nuôi và chăm sóc đàn cá. Ông nói: “Sau nhiều ngày đêm tìm tòi, trăn trở… cuối cùng, tôi mới ngộ ra một điều là: “kình ngư thực tiểu ngư” (cá lớn ăn cá bé) nên tôi áp dụng và thành công!”
 
Ông Sáu mua cối xay, giăng lưới bắt cá tạp, vớt cua, ốc về xay nhuyễn làm thức ăn cho cá. Sau 1 tháng rưỡi, ông tháo mùng lưới cước ra, thả cá lóc vào ao nuôi. Năm này, ông nuôi 20.000 con cá lóc giống trong ao 700m2. Hơn 8 tháng nuôi, ông tát ao thu hoạch được 5,2 tấn cá lóc thương phẩm, bán được trên 100 triệu đồng, trừ chi phí đầu tư và công chăm sóc, ông Sáu còn lời hơn 40 triệu đồng! Từ đó, mỗi năm ông Sáu Đính mở rộng thêm diện tích và tích lũy được nhiều kinh nghiệm trong quá trình nuôi.
 
Hàng năm, ông Sáu Đính cung cấp cho thị trường trên dưới 200 tấn cá lóc thương phẩm và hàng triệu con cá lóc giống cho người nuôi ở địa phương và những vùng lân cận… thu lợi nhuận từ hàng chục đến trăm triệu đồng! Căn nhà sàn gỗ thao lao cao rộng, bề thế trị giá hàng trăm triệu đồng được cất lên trong năm 1996 từ khoản lãi nuôi cá lóc của ông Sáu Đính.
 
Cũng trong năm này, ông Sáu phát hiện ra giống cá lóc “môi trề”. Đây là giống cá lóc có đầu to, má hóp, miệng rộng, môi dưới dài hơn môi trên, rất háu ăn và mau lớn… Nuôi khoảng 8 tháng, cá lóc môi trề có thể đạt trọng lượng 4 kg/con và con nhỏ nhất cũng đạt 2kg…
 
Lúc bấy giờ, ông Sáu Đính đang có 60kg cá bố mẹ để sản xuất cá lóc giống hậu bị và 3ha mặt nước ao, thả nuôi 300.000 con cá lóc giống/năm. Tuy nhiên, chỉ nuôi được vài năm, con cá lóc môi trề không còn thị trường ưa chuộng vì chất lượng thịt cá không ngon. Từ đó, ông Sáu Đính cho lai tạo từ giống cá lóc môi trề với cá lóc đồng truyền thống, sản sinh ra loài cá lóc đầu nhím.
 
Thật bất ngờ, loài cá lóc đầu nhím này nuôi mau lớn và chất lượng thịt cá rất thơm ngon nên được người tiêu dùng ưa chuộng. Từ năm 1999 đến nay, trang trại của ông Sáu Đính đều nuôi loài cá lóc đầu nhím để cung cấp cho thị trường trong và ngoài nước.
 
Trong quá trình nuôi, ông Sáu còn sáng tạo ra nhiều phương pháp nuôi cá lóc độc đáo, mang lại hiệu quả kinh tế cao như: nuôi cá lóc mùa nghịch, nuôi trong hồ xi măng, nuôi trong bồn ny- lông, nuôi trong mùng lưới cước… thu nguồn lợi thật đáng kể.
 
Với con cá lóc giống khỏe, nếu nuôi đúng kỹ thuật, áp dụng khoa học công nghệ tiên tiến trong chăn nuôi, giữ gìn môi trường nuôi trong sạch… thì cá lóc ít bị bệnh, tăng trọng nhanh. Chỉ tính trong năm 2004, ông Sáu Đính thả nuôi trên 300.000 con cá lóc giống.
 
Sau khi tát ao thu hoạch trên 200 tấn cá lóc thương phẩm, bán giá bình quân 20.000 đ/kg, thu nhập được hơn 4 tỷ đồng. Trừ chi phí đầu tư và công chăm sóc, ông Sáu còn lãi ròng trên nửa tỷ đồng!
 
Từ vài năm nay, do nguồn cá biển, cá tạp các loại khan hiếm nên trang trại nuôi cá lóc của ông Sáu là đầu mối tiêu thụ thức ăn viên công nghiệp nhiều độ đạm để làm mồi nuôi cá lóc và là nơi giải quyết việc làm cho hàng chục lao động nhàn rỗi ở địa phương. Đây còn là một địa điểm cung cấp nguồn cá lóc thương phẩm cho thị trường trong và ngoài tỉnh; cũng là nơi cung cấp nguồn cá lóc nguyên liệu để sản xuất ra thương hiệu “khô cá lóc Tràm Chim” tiêu thụ trong nước và xuất khẩu…
 
Giờ đây, “vua cá lóc” Nguyễn Văn Đính tuổi đã cao, sức khỏe giảm, nhưng niềm đam mê của ông với nghề nuôi cá lóc vẫn còn vẹn nguyên. Hơn 7 năm nay, ông Sáu Đính đã giao cho 4 đứa con lo mọi việc giao dịch làm ăn, điều hành trang trại. Nhưng, mỗi ngày ông vẫn phải ra thăm, cho đàn cá lóc ăn mồi và chuyển giao toàn bộ kỹ thuật, kinh nghiệm quý cho các con!
 
Nối tiếp truyền thống của cha, nhiều năm qua, các con ông Sáu đều là những người nuôi cá lóc và nuôi tôm càng xanh giỏi... được UBND và ngành nông nghiệp, hội nông dân các cấp trong tỉnh tặng thưởng bằng khen “Nông dân sản xuất giỏi”. Các con của ông Sáu Đính, mỗi người đều xây cho mình một căn nhà tường khang trang trị giá hàng trăm triệu đến hàng tỷ đồng từ tiền lời nuôi cá lóc và nuôi tôm càng xanh thương phẩm... Ông Nguyễn Văn Đính thật xứng đáng với biệt danh “Vua cá lóc”!
 
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo