xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Dựng bia đá để giành đất

Theo Dương Quang Hợp (báo Quảng Bình Online)

Đường dân sinh được mở, bị đơn vội vàng đến nhận đó là phần đất của bố mẹ mình để lại, xây dựng hàng rào và dựng bia đá trái phép lên mảnh đất mà họ cho là đất của bố mẹ mình.

Điều đáng nói là hơn 20 năm trước, do không ai sử dụng và quản lý lâu dài, mảnh đất nói trên đã được chính quyền địa phương cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người khác. Sau nhiều lần hòa giải không thành, vụ việc bị đẩy lên đến Tòa án nhân dân Tối cao.

Năm 1942, bố mẹ ông Đăng và bà Kiều (bị đơn), đến sinh sống và làm nhà trên diện tích vườn tiếp giáp nhà của bố mẹ ông Chung (nguyên đơn). Giữa 2 nhà có một hàng rào cây bụi làm ranh giới. Năm 1966, máy bay Mỹ ném bom trúng hầm trú ẩn và nhà bố mẹ ông Đăng và bà Kiều, làm 9 người trong gia đình bị chết, chỉ còn lại ông Đăng, bà Kiều.

 

img

Nhưng sau đó, bà Kiều được đưa đi sơ tán ở Thanh Hóa, ông Đăng thoát ly. Từ đó, không còn ai sinh sống trên thửa đất này nữa. Điều đáng nói là, khi ông Đăng, bà Kiều trở về quê sinh sống (năm 1970), mặc dù vẫn ở cùng thôn, nhưng đều làm nhà trên mảnh đất khác; trong khi mảnh đất trên không được ông bà ngó ngàng, quan tâm đến.

Tại tòa, theo trình bày của ông Chung, thửa đất này đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho bố mẹ mình từ năm 1994, với diện tích 1.490m². Sau khi bố mẹ mất, ông được quyền thừa kế mảnh đất này.

Chỉ đến khi đường dân sinh được mở ngang qua phần đất này (năm 2009) thì ông Đăng, bà Kiều vội vàng đến để nhận đó là phần đất của bố mẹ mình để lại. Chẳng những đòi lại đất, ông Đăng và bà Kiều còn xây dựng hàng rào và dựng bia đá trái phép lên mảnh đất mà ông bà cho đó là đất của bố mẹ mình.

Phía nguyên đơn thừa nhận, phần lớn mảnh đất của bố mẹ ông Đăng và bà Kiều đều đã được lấy làm đường, chỉ còn lại một phần nhỏ nằm trong đất của ông. Trong khi đó, bị đơn-ông Đăng và bà Kiều lại cho rằng, thực tế, chỉ 1/3 diện tích đất dùng để làm đường. Và rằng, diện tích đất của bố mẹ ông còn lại sau khi làm đường không chỉ 26m² như ông Chung trình bày mà lên đến hơn 270m². Hiện diện tích này đều nằm trong phần đất của ông Chung.

Mặc dù khẳng định trước đây bố mẹ ông Chung và bố mẹ ông Đăng, bà Kiều sống liền kề nhau, tuy nhiên theo những người làm chứng tại tòa cho biết, chính họ cũng không xác định được cụ thể diện tích và ranh giới giữa 2 nhà.

Chính quyền địa phương cho biết, thời điểm ông Đăng và bà Kiều kê khai và được cấp đất mà hiện đang sống, ông bà không kê khai thừa kế hoặc kê khai để làm thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng diện tích đất mà bố mẹ ông bà đã từng sinh sống trước đây. Trong khi cùng thời điểm trên, bố mẹ ông Chung đã kê khai và được cấp diện tích đất này.

Phía bị đơn (ông Đăng) tiếp tục phản bác rằng, ông bà không biết việc bố ông Chung kê khai đất nên không biết bố mẹ ông Chung lấn chiếm đất của bố mẹ mình. Về sự việc này, chính quyền địa phương lại cho rằng, thời điểm bố mẹ ông Chung làm thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng thửa đất nói trên đều được thông báo công khai, hơn nữa cùng thời điểm đó ông Đăng cũng làm các thủ tục để cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nên không có chuyện ông Đăng không biết.

Qua việc này chứng tỏ, đối với thửa đất đang tranh chấp, ông Đăng không sử dụng ổn định lâu dài, không tôn tạo đất, không quan tâm đến mảnh đất mà bố mẹ ông để lại. Hơn nữa, trong quá trình bố mẹ ông Chung được cấp đất (từ năm 1994) cho đến nay, chính quyền địa phương cũng không có khiếu nại, kiến nghị gì gửi đến các cơ quan chức năng. Cho đến năm 2009, khi con đường được mở ngang qua mảnh đất này mới phát sinh tranh chấp.

Từ những đánh giá trên, hội đồng xét xử nhận thấy, việc ông Đăng và bà Kiều cho rằng, diện tích đất còn lại hơn 270m², nhưng lại không sử dụng ổn định lâu dài, không tuân thủ đầy đủ các quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật về đất đai; mặt khác ông Đăng và bà Kiều không có giấy tờ, tài liệu chứng minh quyền sử dụng hợp pháp diện tích đất còn lại, theo như ông bà khai báo.

Theo quy định, từ khi bố mẹ ông Chung được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng thửa đất nói trên, mặc nhiên quyền sử dụng đất của bố mẹ ông Đăng và bà Kiều đã chấm dứt. Kết thúc phiên tòa, hội đồng xét xử tuyên bố, buộc ông Đăng, bà Kiều tháo dỡ hàng rào và bia đá, trả lại nguyên trạng thửa đất nói trên cho ông Chung.

Hội đồng xét xử cũng cho rằng, nguyện vọng của ông Đăng mong muốn có nơi làm nhà bia tưởng niệm để thờ phụng người thân đã mất là nguyện vọng chính đáng, cần được tôn trọng, tuy nhiên bị đơn cần phải tuân thủ các quy định của pháp luật khi thực hiện điều này. Việc cắm bia và xây dựng các công trình trên đất đã được Nhà nước cấp quyền sử dụng cho người khác là trái với quy định của pháp luật.

Qua vụ việc trên, nhiều người có suy nghĩ, phải chăng một phần nguyên nhân cũng chỉ tại con đường được mở qua phần đất này, khi mà người ta bắt đầu nhận thấy được lợi ích do vị trí đắc địa của nó mang lại?. Và rằng, sự thật luôn đứng về phía công lý, khi quyền lợi hợp pháp chính đáng của công dân đã được pháp luật công nhận và bảo vệ.

(Tên nhân vật đã được thay đổi).

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo