xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Khấm khá nhờ "be be"

Ninh Thuận, vùng đất cuối cùng của cực Nam Trung Bộ, không được thiên nhiên ưu đãi mưa thuận gió hòa. Tuy nhiên, dường như với luật bù trừ của tạo hóa, địa phương quanh năm khô cằn, đầy gió cát và xương rồng này lại là xứ sở của nhiều sản vật độc đáo: quả nho ngọt ngào, thịt dê thơm mềm...

Theo ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Ninh Thuận, dê đã có mặt từ hàng trăm năm trước ở địa phương này, do đồng bào Chăm thuần dưỡng. Ban đầu, người Chăm nuôi dê chủ yếu giết thịt cúng tế trong các lễ hội truyền thống. Dần dần, dê được cả người Chăm và người Kinh nuôi thành bầy đàn để mua bán.

Thời “vàng son” của dê Ninh Thuận là vào khoảng những năm 1990. Lúc bấy giờ, Ninh Thuận được xem là trung tâm nuôi dê của cả nước, với gần 10 “sư đoàn” (khoảng 100.000 con) và mỗi năm tăng 7%-10% - hơn cả Ninh Bình, “thủ phủ dê” nơi đất Bắc. Đến nay, dù số lượng có sụt giảm nhưng Ninh Thuận vẫn là địa phương cung cấp nguồn thịt dê lớn cho các nhà hàng, quán nhậu ở nhiều tỉnh, thành phía Nam và xứ sở xương rồng vẫn là vùng đất hứa của dê.

 

ê Ninh Thuận chủ yếu được chăn thả trên núi hoặc đồng đất, thung lũng rộng thênh thang nên tha hồ chạy nhảy, leo trèo

Dê Ninh Thuận chủ yếu được chăn thả trên núi hoặc đồng đất, thung lũng rộng thênh thang nên tha hồ chạy nhảy, leo trèo

 

Dê Ninh Thuận đa phần được chăn thả trên núi hoặc những đồng đất, thung lũng rộng thênh thang nên tha hồ chạy nhảy, leo trèo. Thịt của chúng săn chắc cũng nhờ vậy. “Có năm Ninh Thuận nắng hạn kéo dài, đồng khô cỏ cháy, gia súc phải chạy đồng nhiều tháng liền nhưng dê vẫn sống được. Khi giết thịt dê, nhiều con trong bụng có cả giẻ rách, chiếu manh... Ăn tạp đến vậy thì con Ba Bốp trong Cỏ non của Hồ Phương cũng phải... chào thua!” - một cán bộ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Ninh Thuận hóm hỉnh.

Hàng chục năm qua, dê được xem là vật nuôi xóa đói giảm nghèo của nông dân Ninh Thuận. Ước tính một người nuôi chừng 10 con dê có thể thu nhập tới 30 triệu đồng mỗi năm, hơn hẳn nuôi bò hay heo. Do  hiệu quả kinh tế khá cao nên có lúc giá dê leo thang đến chóng mặt: 15 triệu đồng/con nái, 6-7 triệu/con thịt. Hiện nay, giá dê đã giảm nhưng vẫn giữ mức ổn định: 7 triệu đồng/con nái, 3-3,5 triệu/con thịt.

Ở Ninh Thuận có rất nhiều chủ trang trại dê nổi tiếng, nuôi mỗi đàn khoảng 300-400 đến hàng ngàn con. Nhiều người nhờ nuôi dê đã trở thành tỉ phú - từ các bậc trưởng bối như ông Trần Hán Ba, ông Nguyễn Thông đến một số hậu duệ như Kỳ Nam, Dương Đình Thân... - song người ta vẫn thán phục khi nhắc đến anh Phùng Văn Bắc và ông Nguyễn Minh Châu. Bởi lẽ, cả hai đều làm giàu từ nghề chăn dê thuê.

Anh Bắc ngụ tại xã Mỹ Sơn, huyện Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận - cách TP Phan Rang - Tháp Chàm khoảng 25 km về hướng Tây. Mang tiếng là nông dân chính hiệu nhưng ở xứ Mỹ Sơn khô cằn, vài sào rẫy của gia đình không đủ cho vợ chồng và các con anh sinh sống. Bắc phải đi chăn dê thuê cho vài chủ trang trại ở TP Phan Rang - Tháp Chàm.

Đầu năm 2000, anh Bắc mạnh dạn vay ngân hàng 100 triệu đồng để xây dựng trang trại nuôi dê. Nhờ vốn kiến thức tích lũy trong những năm tháng làm thuê, anh Bắc nhanh chóng nuôi được đàn dê béo nung núc. Chỉ vài năm sau, trang trại dê của anh với hơn 300 con là nguồn cung cấp dê giống, dê thịt cho thương lái trong và ngoài tỉnh.

Khi vốn liếng tích lũy đã kha khá, anh Bắc tiếp tục nhận khoán 40 ha đất lâm nghiệp để trồng rừng kết hợp chăn nuôi dê dưới tán cây. Hiện nay, thu nhập đều đặn mỗi năm của gia đình anh khoảng 400 triệu đồng. Không chỉ vươn lên làm giàu, anh Bắc còn luôn sẵn lòng chia sẻ kinh nghiệm chăn nuôi dê cũng như giúp đỡ bà con địa phương về con giống, vốn làm ăn và tạo việc làm.

Ở cùng xã với anh Bắc, ông Trần Văn Châu (được dân địa phương gọi thân mật là Châu Dê) cũng bắt đầu từ hai bàn tay trắng. Năm 1994, sau khi giã từ màu áo lính, ông cùng gia đình rời quê Thanh Hóa vào Ninh Thuận và chọn xã Mỹ Sơn để lập nghiệp. “Từ vùng đất nắng gió này, tôi đã nhen nhóm ước mơ thoát nghèo, làm giàu bằng nghề nuôi dê. Sau gần 3 năm nhận “chăn rẻ” - tức chăn thuê, được chia tỉ lệ số dê đẻ trong năm - và học hỏi những người đi trước, tôi đã gom được nhiều kinh nghiệm” - ông nhớ lại.

Năm 1996, ông Châu vay tiền ngân hàng rồi dồn hết vốn liếng mua 20 con dê cái. Cần mẫn, chăm chút gầy đàn, đến cuối năm 1999, ông đã có gần 500 con dê vừa nái vừa thịt. Năm 2000, ông khai hoang hơn 8 ha đồi núi và mua 2 ha đất ven sông để trồng cỏ và xây dựng 2 trang trại nuôi thêm dê, cừu. Gần 15 năm qua, đàn dê của ông luôn ổn định trên 400 con, cung cấp cho hàng chục thương lái, thu về 400-500 triệu đồng mỗi năm.

Nhiều du khách khi đến Ninh Thuận đã hóa thân thành mục đồng để được chứng kiến cảnh “gối chăn” của “sư phụ”.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo