xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Mánh khóe “xén” tiền nông dân của thương lái dỏm

Theo TRUNG HƯNG (Vĩnh Long Online)

Vụ lúa Đông Xuân trúng mùa, được giá của một số hộ nông dân ở ấp Quang Thạnh (xã Hiếu Phụng, Vũng Liêm, Vĩnh Long) bỗng chốc không trọn vẹn khi gặp phải thương lái dỏm.

Lợi dụng lòng tin và sự thật thà của nông dân, những “thương lái” này đã dùng nhiều chiêu trò “xén” mất hàng chục triệu đồng của họ. Đến khi phát hiện thì chúng đã cao bay xa chạy cùng chiếc xe tải chất đầy ấp lúa tươi.

Cách ghi lùi số từ hàng trăm xuống hàng chục của thương lái đã khiến mỗi hộ mất vài trăm ký lúa.

Cách ghi lùi số từ hàng trăm xuống hàng chục của thương lái đã khiến mỗi hộ mất vài trăm ký lúa.

Ngày 12-2-2014, “cò lúa” tên Th. là dân địa phương đến hỏi mua lúa của 5 hộ: Nguyễn Hữu Đẹp, Nguyễn Thành Tiền, Nguyễn Thị Cuộn, Lê Thị Đảm, Nguyễn Văn Phi với giá 4.750đ/kg. Th. đặt 6 triệu tiền cọc cho ông Đẹp và hẹn vào ngày 16-2 sẽ có thương lái đến lấy. Phấn khởi với vụ mùa bội thu, lại hy vọng sớm có tiền trả chi phí sản xuất nên những hộ nông dân này vui vẻ nhận lời. Y hẹn, sáng 16-2, Th. cùng 4 thanh niên (2 nam, 2 nữ) trạc ngoài 30 tuổi đến cân lúa.

img

Ông Nguyễn Hữu Đẹp: “Trong lúc ghi số cân lúa, thương lái hướng dẫn ghi theo cách của họ và thường chen vào nên hầu như bà con đều ghi sai dẫn đến mất lúa”.

Theo lời kể của ông Đẹp, những “thương lái” này đều có bề ngoài không có vẻ gì lam lũ, 2 phụ nữ thì tóc nhuộm vàng, tất cả đều bịt khẩu trang kín mặt, đi xe tay ga đắt tiền. “Thấy họ vui vẻ nên tôi chẳng chút nghi ngờ, việc thương lượng diễn ra nhanh chóng. Sau khi cắt xong, lúa được gom về một chỗ rồi cân”- ông Đẹp nhớ lại.

Việc mua bán bắt đầu nảy sinh vấn đề khi những “thương lái” này phát cho mỗi hộ vài đôi giấy và 1 cây viết, rồi hướng dẫn con cháu của họ ghi chứ nhất quyết không để người lớn làm việc này. “Mang máy tính ra cộng lại cho chắc thì họ cũng không cho vì sợ… cộng nhầm”- bà Đảm cho biết.

Không mảy may nghi ngờ, tất cả nông dân đều làm theo lời hướng dẫn trên. Sau khi cân xong, họ di chuyển về nhà bà Cuộn để tính tiền. Lúc này, dân bốc vác ở địa phương được những “thương lái” trên mướn cũng lần lượt di chuyển toàn bộ số lúa lên xe tải đang đậu ngoài Đường tỉnh 906.

“Họ mang theo túi xách chứa nhiều tiền lắm, tiền được chia thành từng cọc cột thun kỹ lưỡng, toàn là tiền có mệnh giá 50.000đ và 100.000đ. Sau khi nhận tiền, chúng tôi lấy từng cọc tiền ra đếm lại thì những thương lái này nói để họ xếp lại cho ngay ngắn rồi bỏ vào túi ny- lông màu đen cho chúng tôi”- bà Đảm cho biết.

Nhận tiền xong, 5 hộ dân vui vẻ ra về nhưng những “thương lái” này nài nỉ ở lại nhà bà Cuộn để lai rai “mừng vụ mùa bội thu”. Lúc này, chỉ có bà Đảm là nhất quyết ra về để trả tiền công cắt lúa. Tuy nhiên, khi về đến nhà lấy tiền ra đếm lại thì bà Đảm mới tá hỏa khi cọc tiền 17 triệu đồng đã mất hết 5 triệu đồng.

Không tin vào mắt mình, bà Đảm vội vã chạy ra nhà bà Cuộn kêu bà con đếm lại thì hầu như ai cũng mất vài triệu đồng. Cụ thể, ông Đẹp mất 24 triệu đồng, ông Tiền mất 4 triệu đồng, bà Cuộn mất 8 triệu đồng, ông Phi mất 5 triệu đồng.

Lúc này, những “thương lái” cũng đã đi mất. Mọi người vội vàng điện thoại vào số mà thương lái vừa cho để “mùa lúa sau qua mua tiếp” cũng không liên lạc được. Bà con tiếp tục gọi cho “cò lúa” Th. thì Th. cũng không biết những “thương lái” này là ai vì “họ chỉ nhờ liên hệ bà con mua lúa, còn mọi thông tin cá nhân thì không biết”.

Sự việc sau đó đã được trình báo với Công an xã Hiếu Phụng. Ông Nguyễn Thanh Sơn- Phó Trưởng Công an xã Hiếu Phụng cho biết, sau khi tiếp nhận thông tin, địa phương đã cử lực lượng chức năng xuống từng hộ lập biên bản, ghi lời khai. Hiện vụ việc đang được Cơ quan Cảnh sát điều tra- Công an huyện Vũng Liêm tiếp tục điều tra lần ra manh mối của nhóm thương lái dỏm trên.

Ông Nguyễn Thanh Sơn cho biết thêm, sau khi xảy ra vụ việc, công an xã đã tham mưu cho UBND xã chỉ đạo các ban ngành, đoàn thể thường xuyên tuyên truyền để người dân hiểu và cảnh giác với các thủ đoạn mua bán tương tự.

“Đây cũng là bài học đối với bà con nông dân, nên cảnh giác với những biểu hiện khác thường của thương lái. Nhất là phải nắm rõ thông tin của họ để có thể đòi quyền lợi nếu xảy ra tranh chấp mua bán”- Phó Trưởng Công an xã Hiếu Phụng Nguyễn Thanh Sơn cho biết.

Ông Nguyễn Hữu Đẹp cho biết, không riêng ông mà hầu hết bà con trong xã trước giờ đều giao dịch với thương lái thông qua “cò lúa”. “Cò lúa” cũng là dân địa phương nên ai cũng tin tưởng, còn thương lái là ai thì không quan tâm cho lắm, chỉ cần họ cân đúng và trả tiền đủ là mừng rồi.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo