xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Mùa cá linh trên sông Ô Môn

Theo NHẬT HỒNG (Cần Thơ Online)

Anh Trần Văn Tư, ngụ ở ấp Thới Thuận B, xã Thới Thạnh, huyện Thới Lai (TP Cần Thơ), nói: "Năm nay nước lớn trễ tưởng không có cá linh nhưng nào ngờ mới 25 tháng 9 âm lịch mà cá linh dưới sông nhiều lắm, thả một dạo lưới 4, 5 ký lô cá. Qua con nước mùng 10 tháng 10 tới cá linh xuống sông cho mà coi, năm nay cá nhiều hơn năm rồi!".

Anh Tư cho biết: "Tôi là dân sống ở đây, nên hàng năm đã có chuẩn bị lưới bắt cá linh. Năm nào cũng có, nước lớn thì cá linh nhiều, nước ít thì cá ít. Năm nay tôi sắm hai tay lưới". Tôi hỏi: "Chi nhiều vậy?". Anh trả lời: "Khi cá linh xuống sông mình chỉ bắt được nó vào lúc nước yếu chảy và đứng, chỉ trong thời gian ngắn đó thôi. Nếu mình chậm trễ thì số cá bắt được không nhiều, nên tôi dùng 2 tay lưới khi cuốn lên bờ cho vợ con gỡ cá liền mang tay lưới thứ 2 xuống thả, cứ thế mà thay phiên. Phải tranh thủ như vậy mới bắt được nhiều cá".

img
Giăng lưới bắt cá linh trên sông Ô Môn, một nhánh của sông Hậu.

Cá linh đầu mùa có giá 20.000 đồng/ký rồi lần sụt xuống 15.000 đồng/ký. "Lúc này cá chưa xuống nhiều, ngày thả 4 dạo lưới cũng được đôi ba chục ký bán cũng được vài ba trăm ngàn đồng. Khi cá linh xuống rộ giá sụt còn 7.000 đồng - 10.000 đồng/ký. Mỗi tay lưới vào thời điểm cá linh xuống có thể bắt được năm sáu chục ký lô cũng được bốn năm trăm ngàn".

Anh Tư nói: "Cá linh ngộ lắm, nó như ma, ở sông này chỉ bắt được vào hai con nước, 25 tháng 9, mùng 10, 25 tháng 10 âm lịch là thôi". "Vậy nó đi đâu?" -Tôi hỏi. "Nó đi tuốt ra sông lớn (sông Hậu) về nguồn nơi nó sinh ra. Còn lại một số nó tấp vô nò, chà bị người dỡ bắt. Khi qua những con nước này thì không còn thấy bóng dáng con cá linh đâu nữa".

Lưới giăng cá linh hai phân hai là vừa, phải thật nhuyễn mới bén cá, chớ to quá không dính cá. Dạo xuống từ 100 mặt đến 150 mặt. Bắt giềng lưới phải có nghệ thuật, thẳng quá không bén cá, dùn quá thì hao lưới của mình, độ dài phải 40 đến 50 mét vừa độ ngang sông. Treo chì vừa đủ, nhẹ quá chìm chậm, dễ bị tàu quấn, nặng quá thì không dính cá. Còn dây phao mỗi sợi dài từ 3m đến 3m50 cho ghe lớn, tàu đi qua an toàn, không vướng lưới.

Anh Tư buông lưới bằng những động tác nhanh gọn và thuần thục, tay lưới dài 40 mét buông qua sông không quá một phút. Càng nhanh càng tốt, cho ghe xuồng qua lại không hại gì. Nếu lơ mơ không nhanh tay lẹ mắt thì tàu ghe cuốn đi mất luôn, không bồi thường.

Anh Tư nói thả lưới cũng là một cái thú, khi lưới độ chìm xuống đáy sông tai anh nghe cá ghim vô lưới sừn sựt. Anh nhẹ nhàng kéo tay lưới nương theo dòng nước, cách kéo nhẹ nhàng và kỹ thuật lắm, kéo mạnh quá cá sẽ vuột lưới. Xuồng thả trôi êm theo dòng mà tai anh Tư nghe ngọa ngậy từng con cá chui vào, giẫy giụa dưới nước. Khoái nhất của nghề thả lưới là lúc này, nắng có gắt đến đâu cũng không nghe thấy! Vừa nghe cá ghim vào lưới vừa ước mơ, có tiền, vừa có bữa cơm thịnh soạn cho cả gia đình.

Anh Tư giải thích về vòng đi của con cá linh như sau: "Bước qua tháng bảy âm lịch, cá linh đẻ trứng từ ở đầu nguồn sông Hậu trôi lần xuống, vừa trôi vừa nở, vừa lớn. Khi nước nhốm lên ruộng đồng, cá linh con đi theo, đồng rộng đầy thức ăn có sẵn nên cá lớn nhanh như thổi. Chỉ hơn tháng trên đồng qua mùng tháng mười cá linh dợm xuống về sông. Có người nói nó kéo từng đàn bơi ngược dòng sông Hậu để năm sau đến mùa nước nổi đẻ trứng nở con, cá con lên theo nước lên đồng và cứ thế tiếp tục.

Lại có những ý kiến khác cho là cá linh đẻ ở dòng sông Hậu chớ không phải trên đầu nguồn rồi lớn dần theo con nước theo vô đồng ruộng. Chưa ai xác minh điều này nhưng người ta thấy có cá linh con ở dưới sông Hậu khi nước bắt đầu vào mùa. Những năm nước lớn như năm nay cá linh nhiều lắm!".

Thịt cá linh ngon ngọt, chế biến được nhiều món như: Nấu canh chua, kho lạt, nướng, chiên, làm chả, dồn khổ qua. Món nào cũng ngon tuyệt! Bởi con cá linh mỗi năm chỉ có vào những con nước nói trên, do vậy nên ai cũng phải mua dùng bữa đôi lần cho ngon miệng, để năm sau mới được ăn. Không phải ở đâu cũng bắt được cá linh. Anh Tư nói: "Ở đây, chỉ có khúc sông từ vàm Thới An vô gần Thới Lai là có cá linh, còn chỗ khác không thấy cá linh".

Kể ra con cá linh vào mùa nước nổi cũng là nguồn lợi thủy sản, góp phần cho những hộ nông nhàn vừa cải hoạt món ăn cho gia đình, vừa có thêm một số tiền nho nhỏ.


Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo