xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Mùa săn đặc sản vùng nước lợ

Theo Thanh Hải (Đồng Nai Online)

Hơn 20 năm lênh đênh theo con nước, ông Em có đủ kinh nghiệm để biết luồng lạch nào lắm tôm, cá với những loài đặc sản trứ danh của vùng nước lợ.

“Đặc sản vùng nước lợ thường có 2 mùa: mùa khô khi nước sông bị xâm nhập mặn, các loài thủy sản: cua, bạch tuộc… theo con nước vào sát bờ; còn từ tháng 9 trở đi, người dân chuyển sang săn các loài cá, tôm, đặc sản chỉ có ở vùng nước lợ. So với mùa khô, dịp này giăng lưới thuận lợi và kiếm được nhiều tiền hơn…” - ông Huỳnh Văn Em (ngụ xã Phước Khánh, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai) cho hay.


Tôm càng xanh, đặc sản vùng sông nước lợ mênh mông.

Tôm càng xanh, đặc sản vùng sông nước lợ mênh mông.

Mùa này, nước từ thượng nguồn đổ về đỏ ngầu, thích hợp cho nghề đặt đáy, chài, cào te… ở vùng nước lợ mênh mông sông nước.

“Rộ” các loại đặc sản nước lợ

Với nhiều người làm nghề chài lưới trên sông nước vùng “chè hai” (vùng nước lợ), đây là thời điểm thích hợp nhất trong năm để có những mẻ lưới “nặng tay” cho thu nhập cao. Bởi khi con nước dâng cao, nguồn thức ăn của các loài cá, tôm nước lợ dồi dào, đồng nghĩa với thủy sản sinh trưởng nhanh và đông đúc. Vào mỗi buổi sáng, lúc nước ròng, người ta lại rủ nhau ra sông đánh bắt tới chiều; đến khi con nước lên cao thì đem “chiến lợi phẩm” về bán cho các đầu mối mua gom thủy sản. Chuyến đi đôi khi kéo dài cả ngày, ngắn thì buổi sáng giăng lưới để tầm 2-3 giờ chiều kịp quay về bến. Gặp con nước lắm thủy sản, đôi lúc làm đến rạng sáng hôm sau.

“Vào mùa đánh bắt, bất kể đêm ngày chúng tôi đều có thể giăng lưới. Thời gian trữ thủy sản càng ngắn thì sản vật đánh bắt được càng tươi ngon, bán được giá so với để trong thùng đá ướp lạnh” - ông Em chia sẻ.

Hơn 20 năm lênh đênh theo con nước, ông Em có đủ kinh nghiệm để biết luồng lạch nào lắm tôm, cá với những loài đặc sản trứ danh của vùng nước lợ. Theo ông Em, thủy sản có quanh năm nhưng mùa này thường bắt được nhiều so với những ngày thường. Một số loại nếu trúng mùa, thịt sẽ ngon và mẻ lưới cất lên nặng hơn. Trong đó, nhiều nhất là cá, có đến hàng chục loại cá, như: nâu, phèn, đối, mao ếch và phân bố theo từng vùng khác nhau, tập trung chủ yếu trên các sông Thị Vải và Lòng Tàu, thuộc các xã: Phước An, Phước Khánh, Long Thọ…


Vợ chồng anh Vũ Văn Thắng với những chiếc lọp đặt bẫy tôm càng xanh dọc sông Đồng Nai, đoạn gần xã Tam An (huyện Long Thành).

Vợ chồng anh Vũ Văn Thắng với những chiếc lọp đặt bẫy tôm càng xanh dọc sông Đồng Nai, đoạn gần xã Tam An (huyện Long Thành).

Trên những khúc sông tại các xã: Phước An, Phước Khánh, Long Thọ (huyện Nhơn Trạch), Tam An, Phước Thái (huyện Long Thành)…, những ngày này đủ loại ghe với nhiều hình thức giăng lưới, đóng đáy, đặt lọp hoạt động nhộn nhịp. Những ghe lớn có thể ra tận vùng cửa sông, giáp với các xã của huyện Cần Giờ (TP.Hồ Chí Minh) để đánh bắt, còn loại nhỏ thì bám khu vực gần bờ hoạt động.

Anh Vũ Văn Thắng (ngụ xã Tam An, huyện Long Thành) cho hay với chiếc ghe cào nhỏ, vợ chồng anh chỉ đi giăng lưới dọc tuyến sông Đồng Nai, đoạn gần cù lao Cồn Xịn kéo dài đến xã Long Hưng (TP.Biên Hòa). Nơi đây, tôm càng xanh được coi là đặc sản nổi tiếng mà không nơi nào sánh kịp. Những chiếc lọp được đặt dọc mé sông từ chiều hôm trước, để qua đêm đến sáng hôm sau mới thu hoạch. Nếu gặp may, mỗi lọp chỉ cần “bẫy” được 1 con thì với 25 chiếc lọp trong tay anh có thể trúng đậm.

Với anh Thắng, mỗi đêm kiếm hơn 1kg tôm càng xanh là hên lắm. So với các loài thủy sản nước lợ khác, tôm càng xanh khó bắt hơn vì chúng sống ở tầng đáy. Ban đêm, tôm tiến sát bờ tìm thức ăn, anh phải rải lọp dọc đoạn sông mà chúng thường vào nhất. Tôm bắt được để trong thùng lớn, sục khí oxy đảm bảo tươi sống đến lúc bán cho khách với giá 350 ngàn đồng/kg. Gặp đúng con nước, kiếm được vài ký tôm thì những ngày tới sống khỏe re.

“Săn” đặc sản mùa này, ban đêm nước dâng lên cao, hễ gặp gió lớn đôi khi tôi phải đánh vật với con nước nhiều giờ liền. Sóng đánh liên tục, tôm cũng mờ mắt nên thường chui vào lọp để tìm chỗ ẩn nấp. Vì thế, phải tranh thủ đặt lọp trong khoảng thời gian nước lớn, nếu qua thời điểm này sẽ khó hơn…” - anh Thắng nói.

Nghề dựa vào con nước

Chị Phùng Thị Ngọc Diễm (ngụ xã Long Thọ, chuyên mua gom thủy sản nước lợ phân phối cho các thương lái) cho biết cá, tôm, cua… ở đây chủ yếu được đưa về các nhà hàng lớn ở TP.Biên Hòa và TP.Hồ Chí Minh tiêu thụ. Giá bán các loại thủy sản tươi sống không hề rẻ, nhưng lúc nào cũng “cháy” hàng vì chất lượng ngon, được nhiều người ưa chuộng.

Kinh nghiệm của ngư dân vùng nước lợ là lượng thủy sản đánh bắt được nhiều hay ít tùy thuộc vào con nước và khúc sông. Với những ngày nước tốt, nguồn thủy sản sẽ nhiều hơn, một năm chỉ có vài tháng tôm, cá nhiều và mỗi tháng có chừng 10 ngày nước tốt. Bà con ngư dân dựa vào kinh nghiệm này để mỗi chuyến “ra khơi” mong lúc nào cũng gặp thuận lợi. Nhờ đó, đánh bắt sản vật nước lợ mùa này một là trúng lớn, hai là huề vốn chứ ít khi thua lỗ hay chịu cảnh ra về tay trắng.

Thời điểm dòng chảy mạnh, người dân phải neo ghe thuyền cho ngừng lại, hay nếu thấy mặt sông sóng lớn do thuyền bè đi lại nhiều cũng phải chờ con nước đứng êm mới bắt đầu giăng lưới.

“Các loại cá có giá từ 170-200 ngàn đồng/kg, tôm càng xanh 250-350 ngàn đồng/kg… Giá thủy sản cao từng ngày, đánh bắt nhiều hay ít đều có thương lái đến tận nơi để thu mua, nếu may mắn cũng kiếm được 500-700 ngàn đồng/ngày. Tuy nhiên, từ khoảng tháng 12 âm lịch trở đi thì thủy sản giảm rõ rệt, có khi phải ra về tay không” - ông Năm Vân (ngụ xã Long Thọ) chép miệng nói.

Mặc dù vùng nước lợ luôn đa dạng các loại thủy sản, nhưng những ngư dân quanh năm bám sông mưu sinh vẫn không khỏi nỗi lo nguồn thủy sản đang ngày càng cạn kiệt. Ngày càng nhiều người đánh bắt bằng lưới mắt nhỏ, te điện khiến các loại cá, tôm nhỏ lọt hết vào lưới. Có bao nhiêu tôm, cá…, người dân tận thu triệt để mà không thả lại sông nên lượng thủy sản ngày một khan hiếm. Chưa kể khoảng chục năm trở lại đây, nước trong các sông, kênh rạch dần bị ô nhiễm khiến thủy sản cũng giảm dần. Nhiều chuyến giăng lưới, ngư dân chấp nhận ra về tay trắng.

“Những người có tiền lên bờ, thuê đất ven sông làm đầm, đào đìa nuôi các giống thủy sản nước lợ cho thu nhập cao. Còn ngư dân nhiều năm gắn bó với nghề đánh bắt trên sông tiếp tục mưu sinh theo từng mùa, chấp nhận lấy công làm lời, thu nhập bấp bênh…” - ông Năm Vân buồn rầu chia sẻ.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo