xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Săn ong rừng

Theo VÕ VĂN THÀNH (Vĩnh Long Online)

Đã từ lâu người dân miền núi huyện Anh Sơn, Nghệ An có thói quen mỗi khi vào mùa ong làm tổ lại đổ xô vào rừng săn tìm các loại ong đốt lấy nhộng về chế biến thành nhiều món ăn ngon từ nhộng ong.

Không biết nghề săn ong rừng lấy nhộng có từ bao giờ nhưng cứ vào khoảng độ tháng 4, tháng 5 dương lịch hàng năm là lúc các loài ong bắt đầu làm tổ và sinh sản, sau một thời gian chừng vài ba tháng là các tổ ong chứa đầy nhộng.
 
Đó cũng là lúc người dân dù bận nhiều công việc cũng dành thời gian vào rừng săn tổ ong lấy nhộng, bởi các món ăn được chế biến từ nhộng ong rừng thơm ngon bổ dưỡng và không phải lúc nào cũng có. Công việc này thật thú vị nhưng cũng đầy nguy hiểm.
 
img
Chuẩn bị thu “chiến lợi phẩm”: một bánh sáp- mật ong to đùng. Nguồn: Internet
 
Anh Sơn là một huyện miền núi, với đặc điểm địa hình đồi núi, nhiều loại cây bụi phù hợp cho các loài ong, từ ong muỗi, ong đất, ong vàng cho đến ong vò vẽ, ong trần (ong chúa), ong mật... Tuy nhiên, người dân nơi đây thường tìm đốt ong vàng, ong vò vẽ, bởi chúng chiếm số lượng nhiều hơn, thường làm tổ ở những nơi dễ phát hiện.
 
Các loài ong khác nhau thường làm tổ ở những vị trí, độ cao, các loại cây bụi khác nhau. Ong vàng thường làm ở những nơi thoáng đãng, trên những cây bụi thấp đặc biệt là cây mua. Ong vò vẽ thì làm tổ đa dạng hơn, trên mọi địa hình từ bờ ruộng tới rừng rậm. Ong vò vẽ ưa thích làm tổ nơi râm mát, chúng có thể làm tổ ở sát mặt đất, làm tổ trên cành cây cao...
 
Công việc đốt ong lấy nhộng rất nguy hiểm, không phải ai cũng có đủ dũng cảm đối mặt với những chú ong hung dữ, lì lợm, luôn sẵn sàng chiến đấu đến chết để bảo vệ tổ.
 
Một ngày giữa tháng 6, tôi có dịp được thưởng thức nhiều món ăn ngon từ nhộng ong và được người dân nơi đây kể về công việc săn ong đầy thú vị nhưng cũng chứa nhiều mối nguy hiểm.
 
Tất cả các loài ong đều sợ lửa, sợ khói nhưng để lấy nhộng, lấy mật, ở mỗi loài ong có cách đốt khác nhau. Đốt ong đòi hỏi phải có kỹ thuật và kinh nghiệm, nếu không chẳng những không đốt được ong mà còn bị ong đốt.
 
Theo anh Văn Vinh, quê ở Long Sơn– người thường vào rừng săn ong từ hồi nhỏ thì để chuẩn bị đốt ong cần phải chuẩn bị rất nhiều thứ. Đốt ong không thể thiếu đuốc (cây nứa khô), rơm khô, lá khô… Khi phát hiện ra tổ ong, phải quan sát kỹ để tìm các cửa ra vào, hướng ong bay về tổ để tránh bị ong phát hiện. Đối với ong vàng ít hung dữ, người có kinh nghiệm đốt ong lâu năm chỉ cần dùng một điếu thuốc lá cũng lấy được tổ ong. Khi thấy tổ ong vàng, chỉ cần thật nhẹ nhàng, bình tĩnh tiếp cận tổ ong, chú ý không để chúng phát hiện, dùng khói điếu thuốc thổi vào tổ là ong bay đi hết, lúc đó sẽ nhanh chóng dùng tay “thu hoạch” tổ ong. Người chưa có kinh nghiệm thì không thể dùng cách này mà phải dùng đuốc hoặc rơm khô, lá khô đốt cháy trực tiếp tổ, chờ ong bay đi hết là có thể lấy được tổ ong.
 
Đối với ong vò vẽ, việc đốt chúng để lấy tổ khó khăn, nguy hiểm hơn nhiều và đòi hỏi phải có kinh nghiệm, kỹ thuật cao hơn. Bởi tổ ong vò vẽ thường rất to, có số lượng ong đông và rất hung dữ, một số con không sợ lửa. Chúng có thể lao vào lửa để bảo vệ tổ. Đốt ong vò vẽ không chỉ cần có rơm khô, lá khô đốt cháy mà cần phải dùng lá cây để ngụy trang.
 
Màu sắc trang phục mặc đi đốt ong cũng không được sặc sỡ, không được dùng dầu gội, dầu tắm, nước hoa… có mùi thơm bởi sẽ dễ dàng bị đàn ong phát hiện. Tổ ong vò vẽ thường có hình tròn, bên trong là các tầng ong chứa đầy nhộng, bên ngoài được bảo vệ bởi một lớp vỏ mỏng màu xám, tổ thường có một đến 2 lỗ ra vào. Tổ lớn có khi bằng chiếc nón, bên trong có đến hàng ngàn con ong miệt mài xây tổ, số lượng con nhiều hay ít tùy vào tổ to hay nhỏ…
 
Việc lấy tổ ong cũng cần phải tiến hành nhanh chóng để tránh trường hợp còn nhiều con ong khác đi kiếm mồi khi bay về thấy mất tổ sẽ tấn công, lúc đó việc lấy tổ ong sẽ khó khăn hơn...
 
Anh Thủy, một người dân cùng xã- người chuyên đốt ong về làm mồi nhậu mỗi khi vào mùa ong làm tổ cho biết: “Tôi đã ăn loại ong này gần 20 năm nay, thấy người khỏe mạnh không ốm đau gì hết. Nhộng ong rừng nhiều bổ dưỡng, rất thu hút cánh mày râu chúng tôi ăn nhậu. Ong rừng ở đây được chế biến thành rất nhiều món như: ong xào lăn, cháo nhộng ong, ong chiên giòn, trộn gỏi…".
 
Người dân nơi đây săn ong rừng lấy nhộng không phải để buôn bán mà chỉ để chế biến món ăn trong gia đình, nâng cao chất lượng bữa ăn hoặc làm quà biếu bởi nhộng ong được xem là đặc sản quý hiếm của núi rừng và không phải mùa nào cũng có.
 
Ngày nay, nhộng ong đã trở thành món ăn đặc sản, nhiều bổ dưỡng, có mặt trong thực đơn của các nhà hàng, khách sạn, rất được mọi người yêu thích. Ngày trước, nơi đây ong ở rất nhiều, chỉ một buổi đi đốt ong là có thể mang về mấy chục tổ ong to… Ngày nay, việc đốt ong để lấy nhộng chế biến món ăn trở nên khó khăn hơn, phải vào tận rừng sâu và việc tìm kiếm cũng khó khăn hơn rất nhiều bởi rừng bị chặt phá để trồng cây công nghiệp, làm nương rẫy… không còn nhiều chỗ cho ong trú ẩn, làm tổ.
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo