xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Trồng dâu tây không đất

Theo Diệp Quỳnh (Lâm Đồng Online)

Những chùm dâu đỏ mọng trên giàn, lá dâu xanh mướt vươn rộng hai bên thu hút mắt người tham quan là hình ảnh vườn dâu trồng thủy canh của anh Nguyễn Lâm Thanh, 46 Đa Phú, Đà Lạt. Vườn dâu thủy canh công phu, đẹp mắt này là công trình của chàng thạc sĩ sinh học trẻ tuổi với nhiều tâm tư dành cho cây dâu Đà Lạt.

Bắt đầu từ 10m2
 
Vườn dâu thủy canh của Nguyễn Lâm Thanh bắt đầu với diện tích 10m2 dành cho công trình thực nghiệm phục vụ luận văn tốt nghiệp đại học của chàng sinh viên trẻ. Năm 2008, khi làm luận văn để tốt nghiệp Khoa Sinh, Đại học Đà Lạt, Lâm Thanh sau nhiều ngày suy nghĩ đã chọn cây dâu với những trăn trở rất đời: "Đà Lạt mình là mảnh đất hiện duy nhất phù hợp với cây dâu tây. Nhưng vì sao cây dâu bệnh nhiều, thu nhập của người trồng dâu bấp bênh và chưa đưa được cây dâu trở thành một đặc sản phục vụ du lịch? Chính vì vậy, tôi thuyết phục ba mẹ cho mượn 10m2 đất để làm giàn dâu thủy canh, đầu tiên là để phục vụ luận văn tốt nghiệp, sau để để tìm một hướng đi mới cho cây dâu".

img

Nguyễn Lâm Thanh và vườn dâu thủy canh
 
Lâm Thanh quyết định trồng dâu theo mô hình trên thủy canh kết hợp giá thể xơ dừa bởi theo anh, đây là mô hình phù hợp với thực tiễn, dễ quản lý dịch hại và dễ làm hơn so với mô hình trồng dâu thủy canh hồi lưu, tức trồng dâu trong ống nước. 10m2 dâu đầu tiên được nhân giống và chăm sóc kỹ càng cho năng suất cao, trái dâu đẹp và kết quả rất thành công. Ba mẹ đã tin vào nghiên cứu của Lâm Thanh, cho anh mượn thêm đất để phát triển vườn dâu tới nay lên con số 1 sào đất.

Thủy canh thường được định nghĩa như là "Trồng cây trong nước". Tuy nhiên do có rất nhiều môi trường tổng hợp được sử dụng để trồng cây nên có thể mở rộng định nghĩa thủy canh là " trồng cây không sử dụng đất".

 
Không chỉ làm vườn để thu dâu trái, tận dụng lợi thế nằm ngay trên ngã ba đường vào khu du lịch Suối Vàng, Nguyễn Lâm Thanh luôn mở cửa vườn sẵn sàng cho du khách vào tham quan miễn phí như một dịp để họ hiểu về cây dâu Đà Lạt. Du khách có thể mua dâu hoặc không nhưng đều được ông chủ trẻ dẫn đi tham quan nhiệt tình và không ít người trong số họ quay trở lại với lòng yêu mến một cách làm nông nghiệp rất đặc sắc của người dân phố núi..
 
Mơ về một vùng dâu công nghệ cao
 
Đưa khách đi thăm suốt dọc vườn dâu, Lâm Thanh chia sẻ: "Dàn dâu của tôi được trồng thủy canh trên giá thể xơ dừa với hệ thống tưới nhỏ giọt tự động. Đây là mô hình theo tôi phù hợp với điều kiện thực tế nếu muốn mở rộng nghề trồng dâu Đà Lạt".
 
Giá thể xơ dừa mua về được xử lý sạch bệnh với các chế phẩm sinh học sau đó nhồi vào các bao nilon được khoét sẵn lỗ, mỗi bao trồng từ 7-8 cây. Các bao giá thể được đặt trên một hệ thống giàn bằng tre gồm 3 tầng, cách ly hoàn toàn khỏi mặt đất. Dinh dưỡng, phân bón được cung cấp qua hệ thống tưới tự động.
 
Lâm Thanh chia sẻ: "Sử dụng giá thể nhồi trong bao như vậy có lợi điểm là dễ cách ly nếu xảy ra bệnh dịch. Nếu cây dâu nào bị bệnh, chỉ cần bỏ bao giá thể riêng biệt ra để xử lý, vườn dâu vẫn an toàn. Vả lại, trồng dâu trong nhà kính như vầy cũng đảm bảo vườn dâu được cách ly rất nhiều khỏi dịch bệnh so với dâu trồng ngoài trời. Suốt 3 năm trồng dâu theo phương pháp này, dâu của tôi chưa hề mắc bệnh”. 
 

img

Dâu trồng thủy canh. Ảnh internet.
 
Giống dâu trồng thủy canh trong nhà kính là giống dâu New Zealand có vị ngọt, đặc cơm tuy năng suất không cao như giống trồng ngoài trời. Nhưng nhờ là dâu sạch nên giá bán dâu của Lâm Thanh bao giờ cũng cao hơn thị trường và gần như "cung không đủ cầu" nên anh đang tích cực nhân thêm cây giống, nhằm tăng diện tích vườn dâu.
 
Thêm một điều có lợi là dù năng suất thấp nhưng trồng dâu trên giàn thì diện tích thực tế tăng rất cao, ví dụ như trồng dâu dưới mặt đất 1 sào khoảng 5 ngàn cây thì trên giàn sẽ là 20 ngàn cây, gấp 4 lần (do giàn nhiều tầng). Anh khẳng định: “Nông dân bình thường cũng vẫn trồng được dâu trên giàn được một cách không khó khăn. Quan trọng nhất là vốn với chi phí đầu tư khoảng 400 ngàn đồng/m2 và thứ hai là quy trình quản lý thuốc sao cho tiết kiệm và an toàn nhất".
 
Anh rất băn khoăn với việc ứng dụng quy trình quản lý thuốc BVTV bởi cây dâu là loài rất nhạy cảm với dịch bệnh, trái lại là thịt trần nên cũng dễ ảnh hưởng bởi thuốc. Nếu trồng dâu thủy canh theo đúng quy trình, trái dâu tây đảm bảo độ an toàn và hữu ích nhất với sức khỏe người tiêu dùng. Lâm Thanh tâm sự, cây dâu cũng là một đặc sản của Đà Lạt, làm sao để du khách phương xa hiểu và tin tưởng vào phương pháp canh tác dâu Đà Lạt rất sạch, an toàn và chất lượng tốt là cách làm tốt nhất để bảo vệ và xây dựng thương hiệu loại trái cây đặc sản này.
 
Trên sườn đồi, ngay ngã ba Đa Phú đường rẽ vào  Khu du lịch Suối Vàng, những lớp nhà kính lúc lỉu những trái dâu vẫn mang tới cho du khách những cảm nhận đẹp về cung cách trồng dâu và cả những trái dâu ngọt của đất trời Đà Lạt.
 
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo