xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Về rẫy ăn còng

Bài và ảnh: TẤN TỚI (Sài Gòn Tiếp Thị)

Đứng cạnh một góc sông Vàm Cỏ, anh Tám Nhịn ở ấp Muôn Nghiệp, xã Bình Đông, thị xã Gò Công, tỉnh Tiền Giang, chỉ tay ra mặt sông, giọng trìu mến: “Khúc sông này có dòng nước xoáy ngầm mạnh dữ dội lắm. Cũng chỉ có chỗ này, đám cá ngát, chìa vôi, bông lau... thường lui tới kiếm mồi”

Khoảng 50 năm trước, vùng đất anh Tám sống hiện nay là dãy ruộng “biền dai", thủy triều và cá tôm lên xuống thoải mái, ngày hai lượt. Thời đó, người ta chỉ trồng lúa một vụ/năm, toàn những giống chịu phèn lợ và kháng sâu bệnh tốt như huyết rồng, nàng co... nên không cần thuốc trừ sâu. Nhờ vậy, đám còng chạy đỏ rẫy, lũ tôm đất, tôm bạc búng nghe tanh tách dưới chân ruộng, bọn cá bống kèo lội lềnh khênh ở mấy vũng trâu nằm... Cái ngon thuần phác thật gần kề!

Ấm áp quà sông

Được biết, ngày trước, từ cuối tháng mười âm lịch, sau vụ gặt, dù thất hay trúng mùa, dân “khổng tước nguyên" (gò có nhiều chim công đậu) đều nấu mâm cơm gạo mới cúng thần nông, vị thần bảo hộ mùa màng. Họ nhanh tay bắt con cá lóc đồng mập ú trong ao, con cua biển "chắc nụi” ngoài bìa rẫy đem nướng trui, pha dĩa mắm còng thật khéo, cắt mớ đọt rau lang mập mạp, bới tô cơm gạo mới... thành kính khấn vái, nguyện cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa lúa sau trúng hơn mùa trước.

img
Còng ở vùng nước lợ gần cửa sông

Còng có nhiều loại, mỗi loại hợp với vài kiểu chế biến khác nhau. Ví như còng chìa vôi, có một càng to khệnh khạng, màu vàng tươi hoặc nửa vàng nửa xanh rất bắt mắt. Thịt càng rất ngọt thơm, nên người ta chỉ dùng móc sắt ngóe lấy càng nó đem rang hoặc nướng ăn chơi. Còng ta thịt ngọt nhưng ít gạch, hợp với các món rim, lăn bột chiên... ăn cơm. Nhỏ con hơn còng ta, dáng bò lom khom trông thật khổ sở nhưng cho nhiều gạch và rất béo, đó là còng quều. Từ cuối tháng mười âm đến tháng giêng, thịt da chúng đầy đặn hơn. Bắt chúng về ủ mắm thì ngon khỏi chê.

Nỗi buồn mắm "tiến vua”

Mùa này, nắng chang chang nóng bức không kém cái nắng miền Trung. Thế mà hay! Không có nắng gắt, mắm còng sẽ không chín tới. Mặc nắng gây "nổi đom đom mắt", các mẹ ,các chị ở đây càng cười tươi, vì họ tin chắc sẽ có mẻ mắm còng ưng ý. Mắm ủ khoảng một tháng là ăn được. Nhưng vẫn chưa thật ngon. Phải để trong mát thêm vài tháng nữa, mắm mới thật hao cơm! Cứ vậy, họ trữ để dùng dần quanh năm.

Còn một "bí sử" về loại mắm nhà quê này. Theo ông Nguyễn Phúc Ưng Viên, hoàng thân triều Nguyễn, hiện ở Gò Vấp, thời đức bà Từ Dũ (Phạm Thị Hằng) làm dâu đất thần kinh, mắm còng cũng từng thuyết phục được nhiều cái lưỡi kén ăn chốn cung đình. Thời ấy, cứ đến xuân hè, ghe bầu chở thổ sản từ Gò Công như: mắm còng, mắm tôm chà, mắm nghêu... ra Huế cho bà Từ Dũ, để khuây khỏa nỗi nhớ quê!

Nhưng ông Ưng Viên khẳng định, vua xưa không hề ăn các loại mắm tiến cung, vì sợ bị đầu độc. Mặc dù không được vua "ngự", song mắm còng cũng góp phần vỗ về tâm hồn người xa xứ như bà Từ, giúp bà toàn tâm gánh tròn vai mẫu nghi thiên hạ và làm một bà mẹ mẫu mực cho hậu thế noi theo.

img
Mắm còng một đặc sản có vị rất riêng

Thiếu vắng mắm còng lột!

Nguyên liệu để làm mắm còng chua đạt hàng đệ nhất khoái, không thể thiếu con còng lột tự nhiên. Cũng như cua, ba khía, khi chuẩn bị lột xác, còng tích trữ thật nhiều dinh dưỡng, cao điểm là giai đoạn hai da (còng cốm). Còng tách bỏ "bọng đái, rửa sạch, để ráo, cho uống vài ly rượu đế. Không thể thiếu vài cục cơm nếp nấu nhão, mấy cọng củ riềng hoặc củ gừng non xắt nhuyễn để mắm nhanh lên men. Vẫn chưa hoàn hảo, cần thêm nắm lá chùm ruột nửa non, nửa "dày dày" (không quá già) và năm ba lát mía còn da lèn chặt lại. Hũ dùng nhận mắm là những vật dụng bằng gốm như vịn, tĩn, khạp nhỏ - bên trong không tráng men.

Đậy kín, để ở chỗ nắng râm. Đợi ba ngày sau đã ngon ăn!

Hiện còng lột đang khan hiếm, nên gia đình anh Tám Nhịn nghĩ ra cách xả chất vôi từ con còng chắc, để ủ ra một loại mắm còng dẻo khá độc đáo. Anh Tám không giấu nghề, cởi mở chia sẻ: "Ban đầu nhận 1 ký mình còng ngập trong dung dịch đun sôi để nguội gồm: nước mưa, 8 g đường, 4 g muối và mớ ớt hiểm giã. Mười ngày sau chất vôi sẽ nổi hết lên trên. Đổ ra hết. Vắt khô. Gia vị thêm, ủ lại, chờ chua". Nhưng anh Tám cho rằng mắm còng dẻo ăn chỉ "đỡ ghiền thôi", chứ sao bằng mắm còng lột.

Điều anh Tám chưa lý giải được là, vùng Cần Giuộc, Long An cũng có không ít người làm mắm còng nước lợ ngon không thua Gò Công. Vậy sao mắm Cần Giuộc không nổi tiếng bằng? Qua sử liệu và tham khảo một số "cao thủ mắm” gấc miền Trung ở TPHCM, có thể tạm lý giải: từ xưa dân Gò Công đã sớm biết làm mắm các loại. Nhiều người đẹp vùng này (Từ Dũ, Nam Phương hoàng hậu...) đã được tiến cung thời Nguyễn - thời vua quan coi trọng thú ăn ngon, ăn nên thuốc - đã âm thầm tiếp thị những sản vật quê nhà. Thế là tiếng lành đồn xa, mắm Gò Công tự nhiên nổi danh.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo