xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Giới hạn của Truyền hình thực tế đến đâu?: Cảnh giác với chiêu trò

Thùy Trang

Trong thời đại bùng nổ giải trí truyền hình, bất cứ chương trình phát sóng nào cũng cần tạo sức hấp dẫn để tồn tại. Họ gọi những chiêu trò của mình là “bí quyết” và cố gắng ứng dụng các “bí quyết” trong khuôn khổ của pháp luật và đạo đức

Suy cho cùng, với những nhà sản xuất chương trình truyền hình thực tế, hiệu quả kinh doanh vẫn là yếu tố hàng đầu. Vì vậy, việc nhà sản xuất có vận dụng chiêu trò để chương trình tăng lượt người xem là tất yếu. Điều đáng nói là những người chịu trách nhiệm lên sóng truyền hình phải biết ngăn chặn, các phương tiện truyền thông không biến mình thành phương tiện và đặc biệt khán giả phải tỉnh táo để không bị cuốn vào cơn lốc dư luận.

Câu khán giả

Không phải tự nhiên mà mẹ thí sinh Quỳnh Anh ở cuộc thi Vietnam’s Got Talent dám khẳng định với báo giới rằng “đã có những màn dàn dựng, cắt gọt nội dung ghi hình tiết mục dự thi của Quỳnh Anh để tạo xì-căng-đan, biến cả gia đình bà thành trò cười cho thiên hạ và phải hứng chịu sự chỉ trích của khán giả”.

Phía nhà tổ chức cũng đã lên tiếng giải thích trên công luận rằng việc họ làm là hoàn toàn đúng với những gì đã diễn ra trên thực tế và được gia đình thí sinh đồng ý cho khai thác những thước phim hậu trường này để phát sóng. Điều đáng nói là trong vô số những câu chuyện hậu trường mà mỗi thí sinh dự thi và gia đình họ mang đến, câu chuyện của gia đình thí sinh Quỳnh Anh là “bắt” khán giả nhất nên nó được chọn để đẩy lên sóng.
img
Giả sử, Quỳnh Anh hát hay như gia đình mình khen hoặc gia đình Quỳnh Anh nhận xét rất khiêm tốn về con mình thì câu chuyện hậu trường về thí sinh này sẽ không được những người thực hiện chương trình đưa lên sóng khá đầy đủ và đậm nét như vậy.

Trong những chương trình truyền hình thực tế nặng về tính thương mại, đội ngũ sản xuất thường bảo nhau: “Khi một người chơi nào đó khóc rống lên rằng tại sao các bạn khác không thích tôi thì chẳng việc gì phải trả lời câu hỏi đó. Nếu có 10 người chơi mà họ đều hòa thuận thương yêu nhau thì khán giả xem cái gì?”.

img

Một cảnh trong chương trình Ngôi nhà mơ ước, chương trình truyền hình thực tế cuốn hút

khán giả từ nhiều năm nay không bằng “chiêu trò” của nhà sản xuất. Ảnh: C.T.V

Báo chí Anh nhận định những người đã lỡ tham dự các cuộc thi tìm kiếm tài năng dù muốn hay không họ cũng sẽ nổi tiếng, bởi vì họ được nhào nặn thông qua những tài năng bậc thầy trong việc gây xì-căng-đan và “dắt mũi” dư luận.
Còn nhớ, mùa giải Vietnam Idol thứ 3, cuộc thi chỉ thực sự được dư luận chú ý khi hàng loạt xì-căng-đan dính líu đến thí sinh được tung lên mạng: từ việc thí sinh này bôi xấu, thóa mạ thí sinh kia đến chuyện văng tục, chửi thề của 2 thí sinh bị loại… Cuộc thi Vietnam’s next top model có lẽ cũng đã chìm nghỉm nếu không có chuyện các thí sinh tố cáo có sự thiên vị của ban giám khảo, một kết quả sắp xếp trước của ban tổ chức, chuyện ban tổ chức đòi kiện thí sinh bồi thường triệu USD…
Thực tế, những nhà tổ chức giỏi nghề không gặp khó khăn gì để có thể tạo nên những “động tác giả” nhằm gây cảm giác khó chịu hay bất bình cho khán giả khi cho thấy ban giám khảo thiếu công bằng hay thiên vị một thí sinh nào đó. Chỉ cần như thế, người nhà thí sinh sẽ tham chiến, truyền thông sẽ nhảy vào, khán giả tò mò chạy theo. Còn nhà sản xuất ung dung ngồi chứng kiến lượng người xem chương trình cao vụt lên theo từng số phát sóng. Điều tương tự cũng xảy ra với kịch bản “lộ kết quả cuộc thi”. Nếu được hỏi đến, ban tổ chức sẽ trả lời mập mờ. Còn khán giả muốn biết thực hư, hãy kiên nhẫn xem tiếp để “hồi sau sẽ rõ”.

Chủ đích tạo bi kịch, gây chú ý

Đã có một công thức chung dù đó có là chương trình truyền hình thực tế. Theo nhật báo The Guardian (Anh), các nhà sản xuất chương trình truyền hình thực tế tìm kiếm tài năng không bao giờ bỏ qua cơ hội tạo ra những bi kịch truyền hình để lấy nước mắt người xem. Họ thêu dệt những câu chuyện cổ tích, những phiên bản Lọ Lem kịch tính và sống động như thật.

Khi Paul Potts đoạt ngôi vị quán quân tại Britain’s Got Talent mùa đầu tiên, khán giả không khỏi thán phục và nhiệt tình ủng hộ anh vì được biết quán quân giỏi ca hát này vốn là một nhân viên làm việc cho một cửa hàng điện thoại và chưa từng làm gì liên quan đến âm nhạc. Nhưng thực tế, Paul đã tham gia một buổi hòa nhạc opera và hợp tác với một số hãng sản xuất opera trước khi dự thi. Ở cuộc thi Korea’s Got Talent, Choi Sung Bong từng gây chấn động dư luận vì không chỉ hát hay mà còn vì câu chuyện về bản thân quá sướt mướt.
img
Theo đó, Sung Bong bị bỏ rơi ở trại trẻ từ năm 3 tuổi. Lên 5 tuổi, cậu phải tự kiếm sống bằng cách bán dạo đồ uống và kẹo cao su. Trong suốt hơn 10 năm bán hàng rong và ngủ gầm cầu thang, Sung Bong vẫn nuôi niềm đam mê ca hát dù chưa từng được học qua thanh nhạc. Tuy nhiên, sau đó báo chí phát hiện anh từng tốt nghiệp một trường đào tạo nghệ thuật chứ không hoàn toàn “ngoại đạo”. Những thông tin này đã bị truyền hình cắt bỏ nhằm bi kịch hóa câu chuyện của Sung Bong…

Không bột sao gột nên hồ?

Các nhà sản xuất chương trình truyền hình cho rằng trong thời đại bùng nổ giải trí truyền hình, bất cứ chương trình phát sóng nào cũng cần tạo sức hấp dẫn đối với công chúng để tồn tại. Họ gọi những chiêu trò của mình là “bí quyết” và cố gắng ứng dụng các bí quyết trong khuôn khổ của pháp luật và đạo đức.
Ông Nguyễn Quang Minh, Tổng Giám đốc Công ty Cát Tiên Sa, thẳng thắn: “Không có bột làm sao gột nên hồ. Nhà sản xuất có thể nhào nặn câu chuyện nhưng phải có chất liệu. Không ai dám dựng chuyện, biến không thành có được. Nếu ai đó dụ dỗ bạn làm điều gì có lợi cho họ nhưng bạn đủ sáng suốt để quyết định điều mình cần làm thì chẳng ai ép được. Chính vì vậy, mỗi người phải tự chịu trách nhiệm về lời nói và hành động của mình”.

Trong chương trình If you are the one (phiên bản Trung Quốc) năm 2010, cô gái Ma Nuo, 22 tuổi, từng phát biểu gây sốc trên sóng truyền hình rằng: “Tôi thà ngồi khóc trong chiếc BMW còn hơn cười sau xe đạp”. Sau khi lên sóng, Ma Nuo bị chỉ trích kịch liệt. Cô thanh minh trên báo rằng: “Nhà sản xuất đã “dụ” tôi nói như vậy, chứ tôi không nghĩ nhiều đến tiền khi tìm bạn trai”.

Cần đề cao giá trị nhân văn

Có những chương trình truyền hình thực tế nổi bật nhờ sức hấp dẫn rất riêng, tính nhân văn của chương trình, như: Vượt lên chính mình, Ngôi nhà mơ ước, Câu chuyện ước mơ, Lục lạc vàng hay Chuyến xe từ thiện… Với kinh nghiệm làm biên tập kiêm nhà sản xuất của nhiều chương trình, trong đó có Vượt lên chính mình, Ngôi nhà mơ ước và Câu chuyện ước mơ, biên tập viên Phước Lập (HTV) chia sẻ: “Điều dễ dàng nhận thấy trong nhiều chương trình truyền hình thực tế hiện nay là xu hướng lạm dụng những yếu tố tự nhiên chủ nghĩa khi nhân danh chương trình truyền hình thực tế để gây sốc, thu hút khán giả. Điều đó hoàn toàn vô lý bởi nó sẽ đi ngược lại giá trị chân - thiện - mỹ mà mọi người mong muốn có ở một sản phẩm văn hóa được trau chuốt và mang tính phục vụ cho đời sống con người. Dù có là thực tế thì một chương trình truyền hình khi lên sóng cần được cắt gọt, nhấn nhá, trau chuốt, chọn lọc những gì thật sự cần thiết để tạo nên một sản phẩm văn hóa có giá trị và nhân văn”.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo